Sunday, November 24, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ trước thềm Đại hội XIX: Nhận diện lãnh đạo thế hệ...

TQ trước thềm Đại hội XIX: Nhận diện lãnh đạo thế hệ thứ 6 (Phần 1)

Nhân sự cao cấp của Trung Quốc luôn là đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả thế giới, nhất là khi Trung Quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế và câu chuyện “tân quan, tân chính sách” vẫn đeo đẳng quốc gia đông dân nhất thế giới này. Chính vì thế, không chỉ tình báo các nước mà giới truyền thông cũng đặc biệt chú ý theo dõi các phương án nhân sự chiến lược của Trung Quốc, đặc biệt vào kỳ Đại hội có tính quyết định cho việc hình thành ban lãnh đạo thế hệ thứ 6.

Biendong.net xin gới thiệu với bạn đọc những thông tin liên quan đến nhân sự Đại hội 19 của Trung Quốc để các bạn có cái nhìn đa chiều về những vấn đề nêu trên cũng như quy trình đào tạo, bồi dưỡng giới quan chức tinh hoa ở Trung Quốc.

                               

“Luật chơi” mới ?

Dưới thời Giang Trạch Dân và Hổ Cẩm Đào, sự tồn tại của một số quy định bất thành văn hay nhân tố duy trì cân bằng phe phái là cơ sở để dự đoán thành phần ban lãnh đạo tương lai. Dù rằng có cơ quan truyền thông đã dự báo chính xác về nhân sự cấp cao của cả ba khóa gần đây, nhưng có thể tình hình hiện nay lại khác. Sau khi lên nắm chính quyền, Tập Cận Bình đã phá vỡ một số quy định bất thành văn và đưa ra “luật chơi” của riêng mình, vì thế câu chuyện nhân sự cấp cao của Trung Quốc trở lên khó nắm bắt hơn.

Ngay từ khi Tập Cận Bình được xác định làm lãnh đạo thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, những gương mặt thứ 6 đã bắt đầu được nhắc đến. Tại Đại hội 18, các ông Hồ Xuân Hoa và Tôn Chí Tài đều được bầu vào Bộ Chính trị ở tuổi 49, sau đó lần lượt được điều đi Quảng Đông và Trùng Khánh nắm quyền. Câu chuyện về người kế nhiệm Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường càng trở lên rõ hơn, dường như ứng nhiệm với những điều đồn đoán trước đó rằng Hồ Xuân Hóa và Tôn Chính Tài đã được Hồ Cẩm Đào chọn nối nghiệp Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Theo thông lệ “chỉ đạo lãnh đạo kế nhiệm cách đời”.

Tuy nhiên, sau khi lên lãnh đạo Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch “đả hổ diệt ruổi” chống tham nhũng, bắt giữ và truy tố nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Chính pháp Trung ương – Chu Vĩnh Khang. Hành động này đã phá vỡ thông lệ xưa là “không được lập án điều tra Ủy viên Thường vụ Bộ Chính”. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng lãnh đạo thế hệ thứ 5 của Trung Quốc cũng có thể phá vỡ thông lệ “chỉ đạo lãnh đạo kế nhiệm cách đời”, (“chỉ đạo lãnh đạo kế nhiệm cách đời” tồn tại từ thời Đặng Tiểu Bình). Đặng Tiểu Bình là người chỉ định Hồ Cẩm Đào làm lãnh đạo kế nhiệm, có tin Giang Trạch Dân đã chọn Tập Cận Bình làm người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào.

Rốt cuộc thông lệ trên có bị phá vỡ không? Chính trường Trung Quốc một lần nữa xuất hiện sự đổi ngôi giữa Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài như từng xảy ra với cặp đôi Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường hay không?. Đây là vấn đề rất đáng nghiên cứu bởi nó liên quan trực tiếp tới quyền lực thực sự của Tập Cận Bình cùng những biến chuyển trong tương lai ở Trung Nam Hải.

Theo Tạp chí Kinh tế Chính trị” của Nhà xuất bản Minh Kính, kinh nghiệm qua các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc của Trung Quốc gần đây cho thấy sự tồn tại một số quy định bất thành văn trong lựa chọn, đề bạt cán bộ cấp cao của nước này. Cho dù quy trình lựa chọn, đề bạt ngày càng được thể chế hóa, nhưng những quy định này khó có thể phá vỡ trong thời gian ngắn, bao gồm:

Thứ nhất, nguyên tắc “thất thượng, bát hạ” ấn định độ tuổi của lãnh đạo tấn thăng vào Thường vụ Bộ Chính trị, nghĩa là cán bộ cấp cao 67 tuổi thì có thể vào Thường vụ Bộ Chính trị, nhưng đã bước sang tuổi 68 thì phải về hưu. Nguyên tắc này ra đời vào năm 2002, do nguyên Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và nguyên Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng đặt ra nhằm ép “khắc tinh” Lý Thụy Hoàn (Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc) về hưu.

Thứ hai, một thế hệ kéo dài 10 năm. Những người được lựa chọn làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ sẽ vào Thường vụ Bộ Chính trị trước một khóa để được bồi dưỡng, sau đó sẽ nắm quyền trong hai khóa, tương đương 10 năm.

Thứ ba, chú trọng trải nghiệm thực tế: Người nàođã trải qua công tác cả ở trung ương và địa phương, nhiều khóa làm Ủy viên Bộ Chính trị hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn và sắp xếp vào vị trí cao.

Thứ tư, trừ trường hợp đặc biệt, còn bình thường, phụ nữ không được tấn thăng vào Thường vụ Bộ Chính trị.

Thứ năm, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị được lựa chọn từ các Ủy viên Bộ Chính trị đủ điều kiện, nếu không phải là trường hợp đặc biệt thì không được tấn thăng vượt cấp từ Ủy viên Trung ương lên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Tại Đại hội 17, các ủy viên Trung ương Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường được tấn thăng vượt cấp vào Thường vụ Bộ Chính trị vì họ đã được lựa chọn để kế nhiệm Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo.

Ngoài ra, khi trong Quân ủy Trung ương xuất hiện hai quan chức dân sự. Một là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương, một là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương thì nhân vật thứ hai đã được mặc định kế nhiệm Tổng Bí thư. Người này được đưa vào Quân ủy Trung ương để bồi dưỡng, rèn luyện, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để kiểm soát quân đội.

Việc này rất quan trọng đối với nhà lãnh đạo tương lai, bởi vì Trung Quốc có câu “chính quyền bước ra từ nòng súng” và ai kiểm soát được quân đội người đó mới có thực quyền. Hồ Cẩm Đào được nhìn nhận là nhà lãnh đạo yếu thế vì trước khi về hưu, Giang Trạch Dân đã cài cắm thân tín ở hầu hết các vị trí quan trọng trong Quân ủy. Thông quá đó, nhất là hai Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, Giang Trạch Dân vẫn can dự vào chính trường.

(Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới