Monday, November 25, 2024
Trang chủĐiểm tinKhông ngăn được Nord Stream 2: Châu Âu được lợi gì?

Không ngăn được Nord Stream 2: Châu Âu được lợi gì?

 Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc -2 được cho là sẽ không thể bị ngăn chặn bởi bất cứ nỗ lực bên trong lẫn bên ngoài.

Dự án đường ống dầu khí Nga- Đức bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ

Báo Kyiv Post của Ukraine dẫn bình luận của Cao ủy châu Âu cho biết, khó có khả năng ngăn chặn được dự án dầu khí Dòng chảy phương Bắc -2 (Nord Stream -2) giữa Nga và các nước châu Âu.

Theo đó, Cao ủy châu Âu về vấn đề cạnh tranh – bà Margaret Vestager cho hay, EU không có khả năng pháp lý nào có thể cho phép việc dừng hay ngăn chặn dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc-2 .

“Như Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã nói, Dòng chảy phương Bắc 2 không phải là một dự án lợi ích của Châu Âu. Chúng tôi nhận ra rằng, chúng ta không có năng lực pháp lý để ngăn chặn dự án xây dựng đường ống” – bà Vestager nói.

Song, bà cũng cho rằng, năng lực pháp lý hiện tại của châu Âu đủ sức mạnh để đảm bảo dự án trên “không rơi vào một khoảng trống pháp lý”.

Theo bà, nếu có chuyện gì đó xảy ra, thì “tốt hơn hết là nên có thỏa thuận về cơ sở hạ tầng”.

Dự án dòng chảy khí đốt trên từng được Migels Ariass Kanjete – thành viên Ban Chính sách khí hậu và năng lượng của EU, đánh giá là không phù hợp với mục tiêu chính sách năng lượng của khối và sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào năng lượng Nga của châu Âu.

Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite cũng từng đặt vấn đề này với Cao ủy châu Âu Vestager.

Song tuyên bố mới nhất của bà Vestager đã cho thấy tương lai vững chắc của dự án dầu khí Nga vào trung tâm châu Âu bằng đường biển.

Đường ống dẫn khí từ Nga tới Đức sẽ đi qua các lãnh thổ và /hoặc vùng đặc quyền kinh tế của một số nước dọc theo bờ biển Baltic. Trong số đó có Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.

Ngoài ra, theo Công ước Espoo, Ba Lan, Lithuania, Latvia và Estonia cũng tham gia vào các cuộc tham vấn quốc tế về dự án.

Dự án đường ống này nằm song song với đường ống dẫn Nord Stream hiện có. Cả hai dự án trên đều được cân đo đong đếm giữa 2 quan điểm: một là nhóm các quốc gia muốn tìm đến nguồn năng lượng giá rẻ; một là nhóm các quốc gia mất đi các ưu đãi có được từ việc cho quá cảnh đường ống trên mặt đất và lo ngại sự gia tăng ảnh hưởng của Nga trong dòng chảy năng lượng châu Âu.

Nhóm quốc gia phản đối dự án được trang tin tức năng lượng Oil Price dẫn lại cho rằng, Moscow đã giành được dự án này với sự ủng hộ của giới lãnh đạo cấp cao của châu Âu là bởi sử dụng đòn bẩy chính trị.

Hiện Dòng chảy phương Bắc-2 đã được lên kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2019.

Đan Mạch đang tìm cách sửa đổi một đạo luật ngăn chặn các đường ống trong vùng biển quốc gia khi trích dẫn các mối quan ngại về an ninh và chính sách đối ngoại cũng như các mối quan tâm về môi trường.

EC cần có sự ủy nhiệm từ các nước thành viên thì mới có thể tiến hành đàm phán với Nga về các nguyên tắc chính cho hoạt động của Nord Stream-2 cũng như các điều khoản cần được đảm bảo để “hoạt động một cách minh bạch và phù hợp với các nguyên tắc chính của luật năng lượng của quốc tế và của EU”.

Được biết, sắp tới các nước EU sẽ tiến hành bỏ phiếu cho sự ủy nhiệm trên. Đã có 13 trong 28 nước thành viên của EU ủng hộ một nhiệm vụ như vậy, tờ báo trên cho biết.

Chau Au loi khi khong ngan duoc Nord Stream 2?

Luật pháp EU không thể ngăn cản dự án năng lượng Dòng chảy phương Bắc-2

Trong khi đó, Đức – đầu tàu của dự án trên và được hưởng lợi chính từ nguồn cung khí đốt mới này cho rằng, dự án chỉ là một hoạt động kinh doanh lớn và không nên mang tính chính trị.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói rằng, không cần thiết để EC phải thực hiện thêm một nhiệm vụ là tiến hành đàm phán với Nga liên quan tới dự án này.

Trong khi đó, phía Nga cho rằng, lệnh trừng phạt được Mỹ tuyên bố nhằm vào bất cứ công ty châu Âu nào hợp tác với Nga trong việc xây dựng Dòng chảy Phương Bắc – 2, sẽ không làm trì hoãn việc xây dựng và Nga có một con đường khác nếu Đan Mạch ngăn chặn việc xây dựng đường ống trong vùng biển của họ.

Châu Âu thoát năng lượng Nga có lợi hơn?

Tuyến đường ống dầu khí mới được cho sẽ bổ sung thêm nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng cao và đòi hỏi ổn định của Đức và các nước châu Âu gần nó.

Cùng với tuyến đường cũ, nó sẽ khiến cho giá khí đốt rẻ hơn nhiều.

Song, nhóm quốc gia phản đối dự án cho rằng, lâu nay, châu Âu đã phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng của Nga và giờ là thời điểm họ phải thay đổi chiến lược.

Theo dữ liệu được Nhật báo Les Echos thông tin: Năm 2016, Gazprom đã bán khối lượng khí đốt kỉ lục cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ : 180 tỉ mét khối, tăng 12% so với năm trước.

Một chuyên gia ghi nhận: “Trước dự án Nord Stream 1, Pháp nhập 12% lượng khí đốt tiêu thụ từ Nga, sau này tăng lên thành 15%”.

Hiện tập đoàn Gazprom cung cấp 1/3 nhu cầu tiêu thụ khí đốt của châu Âu

Ông Marc-Antoine Eyl-Mazzega, Giám đốc trung tâm Năng Lượng của Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) khẳng định, “trong vòng 10 năm qua, rất ít việc được làm” về vấn đề đa dạng hóa nguồn cung cấp.

Sự phụ thuộc này là dễ hiểu bởi: Thứ nhất, là lợi ích quốc gia và thời cơ kinh tế.

Khong ngan duoc Nord Stream 2, chau Au loi hay thiet?

Nga có tiềm lực để “hô phong hoán vũ” ở châu Âu

Ông Eyl-Mazzega cho rằng, giá khí đốt mà Nga cấp cho châu Âu sau Nord Stream 1 đã rẻ hơn 3 lần so với những gì mà các dự án khác cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng mới và tốn kém.

Nguyên nhân thứ hai chính là sự thiếu vắng thật sự một nguồn cung cấp thay thế: Trữ lượng khí đốt của Azerbaidjian chỉ bằng 1/10 so với Nga, còn trữ lượng của Na Uy thì đang giảm dần.

Algeri, quốc gia Bắc Phi cung cấp chất đốt cho Nam Âu, trong đó có Pháp, cũng không có chính sách chắc chắn hơn Nga. Hơn nữa, chính quyền Algeri còn từ chối mở cửa cho đầu tư nước ngoài.

Một giải pháp khác đang được tính đến là hai nguồn khí hóa lỏng của Mỹ và Úc.

Một số kho dự trữ, như tại Ba Lan hay Pháp, đã được khánh thành vào đầu năm 2017, dù “mới chỉ hoạt động khoảng 1/4 công suất vì khí đốt tự nhiên hóa lỏng đắt hơn khí đốt của Nga. Tuy nhiên, trong trường hợp bị thiếu, các kho này có thể thay thế phần nào”.

Như vậy, trước hết, Nga vẫn là một yếu tố hạt nhân chiến lược trong chính sách năng lượng của châu Âu trong thời gian tới. Phương Tây có thể sẽ tính tới khả năng đa dạng hóa nguồn cung năng lượng khi nào các tín hiệu cảnh báo về sự sụt giảm đáng kể và bất thường trong trữ lượng nhiên liệu của Nga được đặt ra.

Trong ngắn hạn, khả năng ngăn cản dự án dòng chảy khí đốt từ Nga đến Đức không chỉ càng làm cho châu Âu chia rẽ mà còn khiến người dân bỏ lỡ một cơ hội được mua khí đốt với giá rẻ hơn.

RELATED ARTICLES

Tin mới