Theo trang mạng toutiao.com, dù không có bất kỳ vũ khí gì, cũng không có “uy lực” như tàu sân bay Liêu Ninh nhưng tàu trinh sát điện tử 815A của Trung Quốc đang khiến Mỹ lo sợ.
Tàu trinh sát Thiên Vương Tinh 853
Theo trang mạng toutiao.com, dù không có bất kỳ vũ khí gì, cũng không có “uy lực” như tàu sân bay Liêu Ninh nhưng tàu trinh sát điện tử 815A của Trung Quốc đang khiến Mỹ lo sợ.
Gần đây, Trung Quốc lại hạ thủy thêm một tàu trinh sát điện tử Type 815A, đây là tàu trinh sát điện tử cỡ lớn thứ 8 của hải quân Trung Quốc. Trong tương lai, hải quân nước này còn sẽ đóng nhiều tàu trinh sát điện tử hơn nữa.
Type 815 là tàu trinh sát điện tử cỡ lớn được Trung Quốc đóng từ năm 2000, tàu thứ hai sau khi được cải tiến gọi là tàu Type 815A. Chúng được trang bị để có thể nghe lén và phân tích tín hiệu tình báo điện tử.
Năm 2010, tàu trinh sát Type 815 đầu tiên mang tên Thiên Vương Tinh đã được biên chế cho Hải quân Trung Quốc. Tới năm 2015, chiếc thứ hai mang Tiên Lang Tinh mang số hiệu 854 cũng được bàn giao cho hải quân nước này, kể từ đó, Trung Quốc tiến hành sản xuất hàng loạt tàu Type 815.
Theo báo cáo, trong quá trình đưa vào sử dụng, tàu trinh sát điện tử Type 815/815A đã nhiều lần giám sát hoạt động diễn tập quân sự và phóng thử nghiệm tên lửa tại khu vực biển gần các nước như Mỹ và Nhật Bản.
Chẳng hạn năm 2014, tàu trinh sát Thiên Vương Tinh 853 đến Hawaii giám sát cuộc tập trận quân sự “Vành đai Thái Bình Dương” của Mỹ. Năm 2016, tàu Thiên Lang Tinh 854 tới trinh sát đảo của Nhật Bản. Năm 2017, tàu trinh sát Hải Vương Tinh 852 xuất hiện trong vùng biển quốc tế, gần nơi Mỹ và Australia tập trận chung Talisman Sabre.
Theo toutiao, trong số nhiều trang thiết bị quân sự, tàu trinh sát điện tử có vai trò không thể thay thế. Ngày nay, dù các thiết bị điện tử và radar phát triển rất nhanh chóng nhưng vẫn có những hạn chế nhất định về không gian, không thể thực hiện giám sát thời gian dài, đặc biệt là giám sát mục tiêu di động.
Trái lại, độ nhạy bén của tàu trinh sát điện tử cao hơn rất nhiều, chúng có thể di chuyển linh hoạt trên các đại dương.
Vì vậy, Hải quân Trung Quốc không chỉ cần tới các tác chiến chủ lực như tàu sân bay và tàu khu trục Type 055, mà còn phải dựa vào lượng lớn tàu hỗ trợ.
Một số nhà bình luận Trung Quốc cho rằng, việc chế tạo số lượng lớn tàu trinh sát điện tử cỡ lớn chính là tiêu chí quan trọng để Hải quân Trung Quốc tiến ra vùng viễn dương và xây dựng hải quân hướng ra thế giới.
Trong tương lai, khi Hải quân Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động, việc đóng tàu thu thập thông tin tình báo cỡ lớn cũng sẽ bước vào giai đoạn đóng hàng loạt, thu thập tình tình báo sẽ không còn phải phụ thuộc vào lực lượng mặt đất và trên không nữa. Nhờ thế, khả năng tác chiến của Hải quân Trung Quốc cũng sẽ bước sang một chương mới.