Friday, November 15, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ cấm hợp tác với Nga trong lĩnh vực dầu khí ở...

Mỹ cấm hợp tác với Nga trong lĩnh vực dầu khí ở Bắc cực

Chính quyền Mỹ mới đây đã ban hành quyết định cấm các công dân và các công ty của Mỹ hợp tác với Nga trong các dự án dầu khí liên quan đến việc khai thác ở vùng nước sâu, thềm lục địa và vùng Bắc cực.

Thông tin này đã được đăng tải trên trang web của Bộ Tài chính Mỹ và đây là những sửa đổi bổ sung cho nghị định số N13662 được ký ngày 20/3/2014.

“Các công dân Mỹ bị cấm cung cấp, xuất khẩu, tái xuất trực tiếp hoặc gián tiếp các hàng hóa và dịch vụ (trừ các dịch vụ tài chính), hoặc các công nghệ nhằm trợ giúp các nghiên cứu địa chất hoặc sản xuất dầu mỏ ở các vùng nước sâu, thềm lục địa Bắc cực của Nga”- văn kiện nêu rõ.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, các hạn chế mới này đối với mảng năng lượng của Nga sẽ có hiệu lực từ ngày 29/1/2018 vì những vấn đề Nga gây ra ở khu vực miền Đông Ukraine.

Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho công bố danh sách 39 cá nhân và tổ chức của Nga mà các hoạt động của công dân Mỹ với các tổ chức này sẽ bị cấm. Trong danh sách này có các cơ quan trong lĩnh vực tình báo Nga hoặc liên quan đến lĩnh vực này như Cơ quan An ninh Quốc gia (FSB), Cục Tình báo Đối ngoại (SVR), Tổng cục Tình báo Quân đội Nga (GRU)…

Đầu tháng 9 vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Nga thuộc Viện Henry Jackson Society đã đưa ra bản báo cáo trong đó khẳng định rằng chính quyền Nga đang mở rộng các hoạt động quân sự ở Bắc cực, tiếp tục quân sự hóa khu vực này để khai thác tài nguyên. Trong khi đó, giới lãnh đạo NATO lại làm như là không có chuyện gì xảy ra.

Các chuyên gia Mỹ nhấn mạnh rằng chính quyền Nga đã thiết lập được “quân khu mới” tại Bắc cực để điều phối các hoạt động tại khu vực này. Đó chính là Bộ Tư lệnh chiến lược thống nhất “Phương Bắc”. “Nga đã khởi động thành lập các lữ đoàn Bắc cực mới và hạm đội tàu phá băng, Nga cũng đã cho mở lại các căn cứ quân sự thời Liên Xô. Từ năm 2014, các cuộc tập trận quân sự đang được gia tăng”- văn kiện nêu rõ.

Tháng 5/2017, Chủ tịch Ủy ban Khoa học-quân sự Quân đội Nga Igor Makushev đã có kế hoạch thiết lập Trung tâm khoa học nghiên cứu-thử nghiệm ở Bắc cực để giải quyết các nhiệm vụ khoa học liên quan đến việc đảm bảo cho hoạt động của quân đội trong khu vực này và thiết lập các hệ thống vũ khí-kỹ thuật mới.

Đầu tháng 5/2017, Thượng nghị sỹ bang Alaska Dan Sallivan đã kêu gọi Washington và tất cả các đối tác của Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại bang này để đáp trả các hành động quân sự của Nga ở Bắc cực. Theo chính trị gia này, Nga “đang chơi trò nắm đấm” và thiết lập ở Bắc cực trung tâm quân sự mới với 13 sân bay và 40 tàu phá băng quân sự. Ngoài ra, 15 tàu phá băng của Nga đang trong giai đoạn được đóng mới. Chính vì vậy, Sallivan đề nghị các đối tác của Mỹ cần quyết đoán hơn và tăng cường hợp tác với nhau.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu

Trong tháng 4.2017, Bộ Quốc phòng Nga đã ra thông báo rằng Nga đang khôi phục hệ thống sân bay “để phát triển cơ sở hạ tầng” vùng Bắc cực và xây dựng các thành phố quân sự ở khu vực này. Cũng trong năm 2017, Nga sẽ hoàn thành việc xây dựng các thành phố quân sự khép kín tại vùng Novosibirsk và việc xây dựng được thực hiện bằng các công nghệ mới nhất.

Moscow cũng đã tuyên bố về kế hoạch triển khai ở Bắc cực thêm 2 hệ thống phòng không mới nhất S-400 trong năm 2017. Nga đã cho triển khai hệ thống S-400 tại bán đảo Kolsky từ năm 2015. Trong năm 2017, Nga cũng sẽ hoàn thành triển khai và đưa vào tác chiến thêm một hệ thống S-400 ở tỉnh Arkhangensk và phạm vi hoạt động của tổ hợp này cũng sẽ bao trùm bán đảo Kolsky vì hệ thống này có thể tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách 400 km.

Hồi cuối năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã thông qua quyết định tiếp tục tăng cường lực lượng quân đội ở Bắc cực. Ông Shoigu nhấn mạnh rằng Nga cần phải tăng thêm 61% các chuyến bay của máy bay tiêm kích để không để xảy ra bất cứ vụ vi phạm nào với không phận Nga, trong đó có vùng Bắc cực.

Theo các chuyên gia quân sự, sự có mặt của Nga tại Bắc cực giai đoạn hiện nay đã đạt đến quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, Moscow vẫn cho rằng đây là các hoạt động phòng thủ đơn thuần và vẫn muốn hợp tác với các quốc gia khác, đồng thời nhấn mạnh Bắc cực không có tiềm năng xảy ra xung đột.

RELATED ARTICLES

Tin mới