Friday, October 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaCái giá đắt khi Mỹ dùng mẫu hạm “phô trương thanh thế”...

Cái giá đắt khi Mỹ dùng mẫu hạm “phô trương thanh thế” trước Triều Tiên là gì?

Theo trang tin Business Insider, Hải quân Mỹ mới đây đã cho 3 tàu sân bay diễn tập quân sự ở Thái Bình Dương, chỉ cách Triều Tiên vài trăm km, song động thái này có thể khiến Mỹ phải “đau ví” trong tương lai.

Hoạt động này cũng làm nổi bật hơn nữa chuyến công du Châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi ông một lần nữa phát biểu về tầm quan trọng của việc gây sức ép lên Triều Tiên và đảm bảo luật pháp quốc tế được thực thi trên Biển Đông. Tuy nhiên theo Chuẩn đô đốc Mike Shoemaker, chỉ huy của Không lưc Hải quân Mỹ, cái giá mà Mỹ phải trả rất đắt.

“Để các tàu sân bay Carl Vinson, Nimitz và Theodore Roosevelt, các tàu vừa xuất hiện, có thể sẵn sàng hoạt động vào tháng 1, tháng 6 và tháng 10 năm nay, cũng như trang bị đủ số lượng máy bay có thể triển khai, 94 máy bay chiến đấu đã phải được thuyên chuyển qua nhiều cơ sở bảo dưỡng ở hai miền bờ biển Hoa Kỳ”, ông Shoemaker phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ vào tuần trước.

“Điều này đã buộc chúng tôi phải rút máy bay từ lực lượng dự bị, vốn được dùng để huấn luyện các phi công mới”, ông Shoemaker nói thêm.

Quá trình này đã khiến nhiều phi đội không có máy bay để phi công có thể thực hiện bài tập huấn luyện, qua đó “tác động tiêu cực đến mức độ sẵn sàng chiến đấu và kinh nghiêm tác chiến” của các phi công Mỹ trong tương lai.

 Nhìn chung, ông Shoemaker có quan điểm không tốt về hoạt động diễn tập của ba tàu sân bay, bởi hàng trăm linh kiện của các máy bay chiến đấu F/A-18 trên các tàu sân bay này phải được thay mới hoặc lấy từ máy bay chiến đấu của đơn vị khác. Nó đã khiến “khả năng sẵn sàng làm nhiệm vụ của các phi đội bị sụt giảm” và khiến “các kỹ sư trong quân đội phải có thêm những công việc không cần thiết”.

Trước đó vào tháng 9, ông Shoemaker đã báo cáo rằng các máy bay quân sự trên biển dùng cho hoạt động do thám và thu thập thông tin đã giảm xuống chỉ còn 81 chiếc, trong khi nhu cầu sử dụng chúng đang ngày càng tăng lên. Khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ đã sụt giảm kể từ khi ngân sách quốc phòng Mỹ bắt đầu bị cắt giảm từ năm 2011, khiến họ gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù ngân sách được dành cho Hải quân Mỹ đã tăng lên, song quá trình tái thiết, cải tạo quân đội mà Tổng thống Trump đã đề cập nhiều lần dường như vẫn chưa trở thành hiện thực.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Trump đã nói rằng quân đội Mỹ đang “ngày càng mạnh hơn” nhờ việc gia tăng ngân sách quốc phòng. Thế nhưng, động thái dùng tàu sân bay của Mỹ nhằm tác động đến Triều Tiên và Trung Quốc thực tế lại có hại cho tài chính cũng như nhân sự của chính Hải quân Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới