Tuesday, November 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiĐề xuất 'tiếng Việt' thành 'tiếnq Việt': Công trình 20 năm chỉ...

Đề xuất ‘tiếng Việt’ thành ‘tiếnq Việt’: Công trình 20 năm chỉ bằng 15 phút của thời đại công nghệ 4.0

PGS.TS Bùi Hiền mất hơn 20 năm để nghiên cứu việc chuyển đổi bộ chữ tiếng Việt mới, trong khi các kỹ sư công nghệ thời nay chỉ mất 15 phút để cho ra bộ chuyển đổi Tiếng Việt này.

Mấy ngày nay, dư luận trong nước đang xôn xao về đề xuất đổi mới chữ quốc ngữ tiếng Việtcủa PGS.TS Bùi Hiền, nguyên Hiệu phó ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông.

Theo PGS, đây là công trình mà ông nghiên cứu hơn 20 năm nay, tuy nhiên vẫn chưa hoàn chỉnh và chỉ mới xong một nửa.

Tác giả mất rất nhiều thời gian và nghiên cứu trên nhiều khía cạnh. Theo ông, trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý. Nhiều âm phải biểu hiện bằng 2-3 ký tự, vô cùng dài dòng và phức tạp như ng – ngh.

Chưa kể, có những âm đọc lên nghe giống nhau, nhưng đến khi viết lại khác nhau một trời một vực như ch-tr. Điều này không chỉ gây mất thời gian, lãng phí tài nguyên ký tự mà còn khiến cho người khác dễ hiểu lầm, gây khó khăn trong việc học và đọc chữ, là nguyên nhân của việc nhiều người đến nay vẫn còn nhầm lẫn chính tả nhiều từ cơ bản. 

Thế nhưng, ngay sau khi trên mạng lan truyền nhau về đề xuất cải tiến của vị PGS này, một bộ phông chữ mới được áp dụng theo đề xuất ngay lập tức xuất hiện và khiến dân tình “náo loạn”.

Công trình nghiên cứu phức tạp là thế, đòi hỏi sự tìm tòi, phân tích sâu sắc và kỹ lưỡng như vậy, nhưng đối với một kỹ sư máy tính, để cho ra một bộ phông chữ mới thì chỉ mất có 15 phút.

Ngay bây giờ, nếu bạn cần dịch một câu chữ quốc ngữ nào đó sang bộ chữ mới, bạn chỉ cần mở bộ phông chữ mới lên, chọn tất cả rồi đổi phông. Tính cả thời gian thiết lập ra bộ phông chữ và thời gian chuyển đổi câu từ, tất cả chỉ mất 15 phút 10 giây.

Đề xuất cải cách chữ Quốc ngữ này đã thực sự tạo nên một làn sóng mới với nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nhưng không thể phủ nhận rằng, dù đi theo ý kiến nào thì người ta cũng đang tiếp cận với sự thay đổi này một cách rất nhanh. Chủ yếu, họ tìm đến công cụ này để dịch chữ cho vui, xem nó hài hước đến đâu, đôi khi còn cho ra một số từ bậy bạ cốt để giải trí.

Nhìn nhiều rồi cũng dần thành… quen mắt. Trái với sự lo lắng ban đầu của PGS khi ông cho rằng, mọi người sẽ bị sốc, không thể tiếp nhận với hàng tá những từ ngữ bị cho là vô nghĩa và có phần “nhảm nhí”, những người dùng hiện tại sốc thì có sốc, lạ thì có lạ, nhưng rồi làm quen rất nhanh.

Nhờ có công nghệ, nhờ bộ chuyển đổi, người ta chẳng còn mất nhiều thời gian để học lại những điều này từ đầu. Nhìn ở một khía cạnh khác, công nghệ đã khiến cho những thứ phức tạp trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

RELATED ARTICLES

Tin mới