Chính quyền của Tổng thống Trump yêu cầu Bắc Kinh trục xuất ‘các đối tượng hỗ trợ tài chính’ cho Bình Nhưỡng, nếu không muốn trở thành mục tiêu tiếp theo của các lệnh trừng phạt.
Các lệnh trừng phạt của chính quyền Trump đã được nhấn mạnh với chính quyền Trung Quốc trong các cuộc họp cấp cao tuần này, theo tạp chí Phố Wall (WSJ). Mục đích của Mỹ là buộc Trung Quốc cam kết trục xuất các tổ chức Triều Tiên đang hỗ trợ tài chính cho các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Bà Sigal Mandelker, Thư ký Bộ trưởng Tài chính về Khủng bố và Tình báo, kêu gọi các quan chức của Bắc Kinh tuân thủ các nghĩa vụ của Liên Hợp Quốc (LHQ) về các lệnh trừng phạt và trục xuất các “các đối tượng hỗ trợ tài chính” cho Triều Tiên.
Trong các cuộc họp này, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt lên 16 nhân viên Triều Tiên đang hoạt động với tư cách là đại diện cho các ngân hàng bị cấm và các chương trình vũ khí của Triều Tiên, chủ yếu hoạt động ở Trung Quốc, nhưng cũng có ở Nga.
Bà Mandelker cho biết bà đã nhấn mạnh với các quan chức Trung Quốc về “tầm quan trọng của việc trục xuất những cá nhân này” và cho rằng nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để thì có thể các ngân hàng Trung Quốc sẽ là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt trong tương lai.
Chính phủ Trung Quốc nhiều lần tuyên bố họ thực thi nghiêm chỉnh các nghị quyết của LHQ mặc dù họ phản đối các lệnh trừng phạt đơn phương của Hoa Kỳ.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, cũng là là nhà tài trợ và nhà đầu tư quan trọng của Triều Tiên. Nếu Bắc Kinh không cắt giảm hoạt động đầu tư và tài trợ của mình thì mối quan hệ này sẽ là trọng tâm của chiến lược trừng phạt từ chính quyền Trump nhằm ngăn chặn các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, theo WSJ.
Trong khi các ngân hàng Triều Tiên bị LHQ trừng phạt, Bình Nhưỡng ngày càng chuyển sang các ngân hàng Trung Quốc để thực hiện các giao dịch bằng ngoại tệ. Theo các điều tra viên của Mỹ và LHQ, các tổ chức của Triều Tiên đã lập các tài khoản với các ngân hàng Trung Quốc, thường sử dụng các công ty vỏ bọc, và thậm chí cài cắm các đại diện của các ngân hàng bị cấm vào các tổ chức tài chính của Trung Quốc.
Bà Andrea Berger, một chuyên gia về Triều Tiên tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, cho biết các biện pháp trừng phạt hiện nay yêu cầu Trung Quốc và các nước thành viên khác của LHQ không chỉ cắt đứt quan hệ với các ngân hàng Triều Tiên mà còn phải trục xuất bất kỳ đại diện nào đang cư trú trong đất nước của họ.
Trung Quốc có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an giúp nước này tránh bị LHQ trừng phạt. Vì vậy một giải pháp thay thế của Mỹ là áp đặt lệnh trừng phạt lên các ngân hàng Trung Quốc và các tổ chức khác vì hợp tác với Triều Tiên, bà Berger cho biết.
Một vấn đề mà Washington phải đối mặt trong việc trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gắn bó sâu sắc với Mỹ và các hệ thống tài chính toàn cầu.
Áp dụng các biện pháp chế tài lên một ngân hàng lớn của Trung Quốc đang hoạt động ở Hoa Kỳ và các tổ chức tài chính đa quốc gia đang làm ăn với Trung Quốc, có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng toàn cầu theo những cách thức không dự đoán được.
Cho đến nay, Mỹ chỉ đưa ra lệnh trừng phạt đối với một ngân hàng của Đan Đông, một tổ chức tài chính nhỏ ở biên giới của Triều Tiên. Theo đó, một số nhà lập pháp và các nhà phân tích của Hoa Kỳ trong những tháng gần đây đã thẩm vấn quyết định của Nhà Trắng trong việc thách thức Trung Quốc về các mối quan hệ ngân hàng của Triều Tiên.
Trong số các tổ chức của Triều Tiên bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ nhắm tới là các đại diện của Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Daesong. Các ngân hàng này thuộc đối tượng trừng phạt của LHQ. Hoa Kỳ tin rằng những tổ chức này đang thu tiền về nước để tài trợ cho hoạt động bất hợp pháp của Triều Tiên.
Một trong số đó là Ch’oe So’k-min, người mà Hoa Kỳ nói là đại diện của Ngân hàng Ngoại thương tại thành phố Thẩm Dương của Trung Quốc và có liên quan đến việc chuyển tiền cho “các ngân hàng liên kết với các tổ chức đặc biệt của Triều Tiên” , theo Tổng Cục Khảo sát.
Hôm thứ Tư (24/1), một số tổ chức là mục tiêu của lệnh trừng phạt, họ làm việc như đại diện của Tổng công ty Ryonbong Triều Tiên bị cấm ở các thành phố Trung Quốc có biên giới với Triều Tiên. Công ty Ryongbong chuyên mua bán vũ khí quốc phòng, bao gồm cả hàng hoá hỗ trợ cho chương trình vũ khí hoá học của Triều Tiên.
Theo các quan chức của LHQ, một trong những nguyên nhân trừng phạt những tổ chức này là họ sử dụng các công ty vỏ bọc và thay đổi danh tính bản thân để che giấu sự liên kết của họ với Triều Tiên