Những gì Nga đã làm rất tốt ở Gruzia, sau đó đã được thực hiện quá tốt ở Crimea, Tư lệnh NATO tại châu Âu Âu Philip Breedlove nhận định…
Mỹ và NATO bất ngờ với hành động của Nga
Theo trang nato.int – kênh thông tin của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ngày 5/2, phát biểu tại Hội nghị An ninh thường niên của Ủy ban Đại Tây Dương Na Uy tại Oslo, Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg đã cho biết:
“Chúng ta đang đối mặt với một thực tế đòi hỏi chính sách an ninh khắt khe hơn. Thế giới hiện đã trở nên nguy hiểm hơn và điều đó buộc NATO phải trở nên mạnh mẽ hơn để có thể thích nghi với tình hình mới”.
Theo ông Stoltenberg, 3 nhiệm vụ quan trọng nhất mà NATO phải đối mặt trong tương lai với chính sách an ninh mới là : tăng cường phòng thủ trong nội khối, xử lý khủng hoảng và bất ổn ngoại khối, củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Cùng lúc đó ở bên kia bờ Đại Tây Dương, cựu Tư lệnh NATO tại châu Âu Âu Philip Breedlove, lại đưa ra nhận định rằng Mỹ quan tâm đến các cuộc đàm phán “rộng hơn” với Nga, nhưng không thể thực hiện được vì chính sách của Moscow.
“Chúng ta cần đàm phán rộng rãi hơn với các đối tác Nga, nhưng chúng ta không thể tiến hành được vì những hành động của họ”, ông Breedlove phát biểu trong một cuộc thảo luận tại Washington về sự gia tăng các vụ chặn máy bay quân sự của Nga, Mỹ.
Vị tướng người Mỹ cũng lưu ý các sự cố tương tự xảy ra ở Syria trong cuộc chiến chống khủng bố, khi cho rằng: “chúng ta cần phải có những cơ hội nghiêm túc hơn để giải quyết những vấn đề tương tự”.
Bên cạnh đó, mặc dù đổ lỗi cho Moscow trong các sự kiện ở Abkhazia và Nam Ossetia năm 2008 và sự kiện tái sát nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga năm 2014, song tướng Breedlove phải thừa nhận Moscow đã đi các nước cờ chuẩn xác.
“Những gì họ đã làm rất tốt ở Gruzia, sau đó đã được thực hiện quá tốt ở Crimea. Lực lượng vũ trang Nga đã lĩnh hội được những bài học quý giá và hành động của Nga phản ánh chính sách gây áp lực lên NATO”.
Trong khi đó, bình luận về những nước đi của Nga trong việc đối phó với sự thách thức của NATO, ông Keir Giles, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xung đột của Anh, chuyên viên hàng đầu về các vấn đề quân sự Nga cho rằng NATO đã bị lừa.
“Người Nga muốn chúng ta nghĩ rằng họ phải nâng cấp cho quân đội hiện tại của họ để chuẩn bị cho đối phó với một cuộc xung đột mà NATO đang thúc đẩy đối với Nga, nhưng điều đó không đúng sự thật”, BBC tường thuật.
Vị chuyên gia quân sự Anh nhận định, thực ra Moscow đã lợi dụng thời cơ khi “vào cuối năm 2013, Mỹ đã rút toàn bộ thiết giáp và vũ khí hạng nặng của mình khỏi châu Âu, thì Nga lại liên tục đầu tư hàng tỷ USD để nâng cấp lực lượng của mình”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg luôn xem Moscow là mầm hoạ với liên minh quân sự này nhưng không thể hoá giải được |
Ông Dmitry Gorenburg chuyên gia phân tích quân sự của Đại học Harvard thì khẳng định, Moscow bắt đầu chương trình hiện đại hóa Nga vào năm 2009. Đó là phản ứng với những thiếu sót rõ ràng trong chiến dịch quân sự của Nga chống lại Gruzia.
“Cải tiến tốc độ ra quyết định và truyền tải các quyết định, khả năng tương tác giữa các bộ phận và tiếp theo là việc thay thế các thiết bị từ thời Liên Xô… Tất cả đã nhanh chóng được thực hiện”.
Còn theo ông Michael Kofman, chuyên gia thuộc Viện Kennan, Trung tâm Wilson của Mỹ, “vào năm 2012 Nga đã tổ chức lại lực lượng vũ trang, từ đội quân nhân dân dưới thới Liên Xô thành lực lượng thường trực, tập trung vào chất lượng quản trị”.
Và điều đó đã thay đổi hoàn toàn trong cuộc xung đột tại Ukraine khi “quân đội Nga đã cải thiện rõ rệt so với hiệu suất chiến đấu trong cuộc chiến tranh Nga-Gruzia vào năm 2008”, BBC dẫn lời vị chuyên gia quân sự Mỹ.
Theo giới chuyên gia quân sự phương Tây, dù Mỹ và NATO tạo sức ép với Nga, song việc cải tiến, nâng cấp cho quân đội Nga đã diễn ra theo những cách thức, vào những thời điểm mà đối phương không thể đoán biết, nên hoàn toàn bị bất ngờ.
Nga đã bắt bài Mỹ và NATO để hoàn thiện Học thuyết quân sự mới
Tháng 9/2017, cuộc tập trận chung giữa quân đội Nga và quân đội Belarus mang tên Zapad-2017 – sự kiện được xem như đòn cân não với Mỹ và NATO – đã diễn ra và theo giới chuyên gia quân sự thì Nga đã đạt được nhiều mục tiêu với Zapad-2017.
Qua Zapad-2017, Moscow đã rút ra cách đánh giá chuẩn xác nhất và phản ứng tốt nhất với mọi mối đe doạ từ hướng Tây, giúp Kremlin nhận thức chuẩn xác hơn trong việc xây dựng quân đội Nga có thể đối đối đầu hiệu quả nhất với phương Tây.
Phương tiện truyền thông cũng như giới chuyên gia phương Tây, khi phân tích về Zapad-2017, chủ yếu tập trung vào số lượng binh sĩ Nga tham gia tập trận, từ đó suy đoán Moscow sử dụng sự kiện này để chuẩn bị tấn công các nước láng giềng.
Tổng tư lệnh NATO Curtis Scaparrotti uý lạo tinh thần binh sĩ tại Ba Lan |
Bên cạnh đó, những chiến lược gia của Mỹ và NATO dự đoán Moscow có thể sẽ để một số lực lượng quân đội Nga ở lại Belarus sau khi Zapad-2017 kết thúc, từ đó xây dựng kế hoạch và hoàn thiện chiến lược công – thủ của mình.
Bởi lẽ trước đây, gần như sau các cuộc tập trận với quy mô như Zapad, Nga đã để lại những đơn vị quân đội và sau đó là ngay lập tức để tiến hành các hoạt động quân sự – như chống lại Gruzia trong năm 2008 và Ukraine vào năm 2014.
Vì vậy, chính Tổng tư lệnh NATO, Tổng thư ký NATO, Tổng thống tại Ba Lan cũng đã nhìn nhận rằng, cuộc tập trận Zapad-2017 có thể là bước khởi đầu cho một cuộc phiêu lưu quân sự mới của Moscow, theo Reuters.
Tuy nhiên, dường như giới chuyên gia và chiến lược gia phương Tây đã không chuẩn xác khi đánh giá về Zapad-2017. Cuộc tập trận Zapad-2017 được sự chú ý lớn hơn so với Zapad-2013, không chỉ ở thách thức với Nga, buộc Moscow phải hành động.
Mục tiêu của Zapad-2017 được nhìn nhận là lớn hơn rất nhiều, trong đó đặc biệt quan trọng là áp dụng những bài học của Nga trong cuộc xung đột Ukraine và cuộc chiến Syria, từ đó làm sâu sắc hơn nhận thức về tư duy chiến lược.
Theo giới phân tích, Tổng thống Putin muốn qua Zapad-2017, sẽ hoàn thiện Học thuyết quân sự mới của Nga, trong bối cảnh sự thay đổi chính trị tại Mỹ đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc NATO sử dụng bạo lực nhà nước trong thể hiện uy lực của mình.
“Bằng cách giữ im lặng về phạm vi và quy mô của bài tập, Nga khuyến khích các phương tiện truyền thông phương Tây, lưu hành các lý thuyết đầu cơ và lo lắng mà đã trở nên xa rời những yếu tố cơ bản của Zapad-2017”, The Times bình luận.
Vấn đề bao nhiêu binh sĩ Nga đã được huy động cho Zapad-2017 đã trở thành một chủ đề đặc biệt cho các đánh giá nhưng không thể có con số rõ ràng, điều đó khiến cho giới truyền thông, chuyên giavà chiến lược gia bị rơi vào mê hồn trận của Nga.
Trong khi đó, theo ông Keir Giles, rất nhiều lý thuyết khác nhau đã được Moscow thử nghiệm, giúp Nga có thể khai thác các lợi thế quân sự nhờ Zapad-2017. Thay vì nâng cao nhận thức, phương Tây đã phản ứng thái quá, khiến Nga dễ dàng bắt bài.
Vị chuyên gia Anh nhận định : kết quả Zapad-2017 đã trở thành một “huyền thoại quân sự”, khiến Châu Âu phải hoảng sợ trước một Học thuyết quân sự mới của Nga, nó tạo ra một vị thế hoàn toàn mới cho Nga trong đối trọng với Mỹ và phương Tây.
NATO và Mỹ bị cho là đã sai lầm trong cách tiếp xúc với Nga, cũng như cách tiếp cận với Học thuyết quân sự mới của Tổng thống Putin, điều đó khiến cho những hành động thách thức Nga trở nên lố bịch và thực sự không đe doạ được Moscow.