Wednesday, November 27, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 27/02/2018

Bản tin Biển Đông ngày 27/02/2018

Bản tin Biển Đông ngày 27/02/2018.

Cựu cố vấn an ninh Philippines: cần triệu tập Đại sứ Trung Quốc vì hành vi “quân sự hoá” Biển Đông

Hãng ABS – CBN đưa tin, ngày 26/02, phát biểu tại một diễn đàn an ninh tại Manila, Philippines, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Roilo Golez đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa về việc Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động quân sự hoá các đảo nhân tạo và bành trướng ở Biển Đông.

Trước đây, Phủ Tổng thống thường xuyên nhận được một số chỉ trích nói rằng chính quyền Tổng thống Duterte đã không nỗ lực đủ để phản đối việc Trung Quốc ngang nhiên lộng hành ở Biển Đông, với việc bố trí một cách bừa bãi các trang thiết bị và khí tại quân sự tại các vùng biển tranh chấp.

Một công ty của Hàn Quốc tuyên bố thăm dò dầu khí tại Biển Đông

Ngày 26/2, VOA News đưa tin, vào tuần trước, một công ty của Hàn Quốc có tên SK Innovation Co. đã tiến hành thăm dò dầu khí ở Biển Đông và đưa ra tuyên bố rằng công ty này đã tìm thấy dầu thô tại “một khu vực của Trung Quốc trên Biển Đông”. VOA News nhận định, hoạt động mới này cho thấy các bên có thể tiến hành hợp tác ở khu vực, các quốc gia không có yêu sách ở Biển Đông có thể ký hợp đồng với các bên tranh chấp khu vực.

Trong tuyên bố mới đây của mình vào ngày 22/2, công ty SK Innovation cho biết công ty này đã khoan thăm dò dầu khí từ tháng 12/2017 và tìm thấy trữ lượng lên đến 3.750 thùng dầu/ngày và trong thời gian tới sẽ lên kế hoạch mở thêm nhiều giếng khoan nữa để tiếp tục tìm kiếm các nguồn dầu khí. Công ty này đã tiến hành thăm dò kkhu vực từ năm 2015 theo hợp đồng với Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC).

Theo Alan Chong, Phó Giáo sự Đại học S. Rajaratnam, Singapore, các quốc gia có yêu sách ở Biển Đông đang “ngầm” đặt sang một bên các vấn đề chính trị nhằm tăng cường lợi ích kinh tế với các nước ngoài khu vực. Tuy nhiên, ông cho rằng đây là hai vấn đề rất phức tạp. Trong khi đó, ông Oh Ei Sun, giảng viên Đại học Nanyang, Singapore lại tỏ ý hoài nghi về hoạt động thăm dò này, đặc biệt là trong bối cảnh các bên trong tranh chấp ở Biển Đông đang ngày càng quyết tâm khẳng định yêu sách của họ.

Cục Bản đồ và Dữ liệu tài nguyên quốc gia Philippines (NAMRIA): Bộ Ngoại giao Philipppines cần đề nghị Tổ chức Thuỷ đạc quốc tế (IHO) không công nhận việc Trung Quốc đặt tên cho các cấu trúc ở Benham Rise

Rappler đưa tin, ngày 26/2, Chỉ huy trưởng Herbert Catapang, Cục phó Cục Bản đồ và Dữ liệu Tài nguyên quốc gia Philippines (NAMRIA) đã gửi thư cho Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Lourdes Yparraguirre tại phiên điều trần của Uỷ ban Khoa học và Công nghệ, để đề nghị Bộ Ngoại giao Philippines kiến nghị với Tiểu ban Định danh Thực thể dưới nước (SCUFN) thuộc Tổ chức Thuỷ đạc quốc tế (IHO) về việc không công nhận việc Trung Quốc đặt tên tiếng Hoa cho 5 cấu trúc ngầm ở khu vực Benham Rise do thông tin mà Trung Quốc dùng để đặt tên những cấu trúc này đã được tổng hợp nằm trong phạm vi quyền tài phán của Philippines nhưng lại không được sự cho phép của nước này. Ông Catapang khẳng định rằng việc SCUFN đã chấp thuận các tên gọi mà Trung Quốc áp đặt cho các cấu trúc nói trên là “không đúng theo quy trình thủ tục” vì cách Trung Quốc thu thập dữ liệu trong đệ trình đặt tên cho các cấu trúc đã vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) bởi Chính phỉ Philippines không cho phép Trung Quốc tiến hành khảo sát vào năm 2004, theo xác nhận của cựu Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon Jr. Bên cạnh đó, ông Catapang cũng cáo buộc rằng cơ quan này đã bỏ qua điều khoản về việc khuyến khích tham vấn giữa các bên có lợi ích trong việc đặt tên các cấu trúc dưới nước tại các khu vực có lợi ích chung trước khi đệ trình lên SCUFN, và thực tế là cũng chưa hề có bất cứ cuộc tham vấn nào trước khi đệ trình. Thêm vào đó, ông cũng cho rằng SCUFN đã vi phạm điều khoản không cho phép SCUFN xem xét các đệ trình về việc định danh nếu có tính chất “nhạy cảm về mặt chính trị”.

RELATED ARTICLES

Tin mới