Sunday, November 24, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTrung Quốc – tên trộm cỡ bự của nền kinh tế Mỹ

Trung Quốc – tên trộm cỡ bự của nền kinh tế Mỹ

Cục tình báo Liên bang Mỹ (FBI) ngày 23/7 cho biết số lượng các vụ gián điệp kinh tế nhằm vào các công ty Mỹ đã tăng mạnh, đại đa số thủ phạm xuất xứ từ Trung Quốc và có liên hệ với chính phủ nước này.

95% các vụ gián điệp kinh tế trong nghiên cứu của FBI xuất phát từ Trung Quốc

Theo tin tức từ CNN, tại cuộc họp báo ở trụ sở FBI, Washington, người đứng đầu bộ phận phản gián, Randall Coleman cho biết cơ quan này đã phát hiện ra số lượng gián điệp kinh tế (đánh cắp bí mật thương mại dẫn đến thất thoát hàng trăm tỷ USD) đã tăng lên 53% trong năm qua. Ông dẫn ra ví dụ hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn bị tấn công trong quá khứ như DuPont, Lockheed Martin và Valspar. Các tập đoàn này đã làm việc với FBI để bảo vệ tài sản trí tuệ của họ.

Theo đó, FBI đã phát động một chiến dịch toàn quốc để cảnh báo các lãnh đạo doanh nghiệp về những nguy hiểm mà họ phải đối mặt đến từ bên ngoài. FBI không chỉ coi đây là mối đe dọa cho sự thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ mà còn là một mối đe dọa an ninh.

“An ninh kinh tế cũng là an ninh quốc gia”, Bill Evanina, người đứng đầu Trung tâm an ninh và Phản gián Quốc gia, một trong những điệp viên hàng đầu phụ trách việc ngăn chặn những mối đe dọa cho các tập đoàn cho biết. Rất nhiều công cụ được sử dụng để chống lại tội phạm kinh tế tương tự như những gì được dùng để theo dõi khủng bố, ông Bill nói.

Trong một cuộc khảo sát được FBI tiến hành, một nửa trong số 165 công ty tư nhân ở Mỹ tuyên bố mình là nạn nhân của hoạt động gián điệp kinh tế hoặc trộm cắt bí mật thương mại. 95% các vụ việc có nguồn gốc từ những cá nhân liên quan đến chính phủ Trung Quốc.

Một trong những phương tiện đáng quan ngại nhất mà bọn tội phạm thường dùng để lấy được bí mật thương mại đó là dùng “những mối đe dọa nội bộ” hoặc dùng tiền để mua chuộc những nhân viên hiểu biết về một công nghệ cụ thể.

“Công ty của tôi đã có kinh nghiệm trực tiếp để đối phó với một trường hợp gián điệp kinh tế”, Andy Ubel, giám đốc tư vấn sở hữu trí tuệ của Valspar cho biết.

“Một trong những nhân viên chủ chốt của chúng tôi – giám đốc một phỏng thí nghiệm – đã bỏ đi 1 ngày, không nói cho chúng tôi biết anh ta đi đâu. Và sau đó chúng tôi mới phát hiện ra anh ta đã tải toàn bộ dữ liệu của chúng tôi về ổ cứng của mình”, ông Ubel cho biết.

FBI tiếp tục phát hiện ra các mánh lới phishing của bọn tội phạm (dùng 1 email hoặc một link bất hợp pháp để lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân). Các mạng xã hội và những website như Linkedln cũng đang được sử dụng trong hoạt động gián điệp kinh tế.

Cũng có một số trường hợp đánh cắp bí mật thương mại trong thời gian gần đây trong đó dùng chiêu “lục lọi thùng rác” (dumpster diving) để lấy các tài sản trí tuệ đã bị xóa. Có trường hợp FBI phát hiện ra người Trung Quốc lục tung dữ liệu nghiên cứu ngô để tìm kiếm hạt giống chịu hạn, chịu dịch do một công ty của Mỹ phát triển. hành vi trộm cắp hạt ngô này có thể vô thưởng vô phạt nhưng trong thực tế, công ty trên đã phải bỏ ra hàng chục triệu USD nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ.

“Chính phủ Trung Quốc đang đóng một vai trò quan trọng” trong hoạt động gián điệp kinh tế”, ông Evanina nói.

Mục đích của hoạt động gián điệp kinh tế là để giúp tiết kiệm chi phí nghiên cứu. Thay vào đó, họ chỉ cần sao chép lại quá trình sản xuất của phương pháp đã được chứng minh.

RELATED ARTICLES

Tin mới