Monday, November 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiNga-Mỹ đồng thuận đánh giá cao cảng Cam Ranh

Nga-Mỹ đồng thuận đánh giá cao cảng Cam Ranh

Cam Ranh gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông và là vịnh nước sâu, có khả năng ra vào cả tàu sân bay và tàu ngầm.

Nga-Mỹ đều hiểu rõ vị trí quan trọng của Cam Ranh

Một bài viết trên trang web của Đài Sputnik của Nga cho biết, các chuyên gia quân sự Mỹ đang thể hiện sự quan tâm to lớn đối với cảng Cam Ranh của Việt Nam, bởi vị trí địa lý gần quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và khả năng tàu thuyền có thể ra vào vịnh nước sâu, kể cả tàu sân bay và tàu ngầm.

Bình luận viên của Sputniknews Aleksei Syunnerberg cho rằng, đánh giá của Washington là đúng. Trong những năm chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã từng xây căn cứ quân sự tại Cam Ranh. Tuy nhiên, quốc gia đầu tiên nhận ra vị trí chiến lược quân sự của cảng này không phải là Mỹ, mà chính là Nga.

Điều đó diễn ra vào năm 1905, khi đội tàu chiến hơn một trăm chiếc ​​thuộc Hải đội Thái Bình Dương của Đế quốc Nga hướng tới vùng Viễn Đông tham gia chiến tranh Nga-Nhật. Đội tàu này đã vào bến Cam Ranh trong 12 ngày để nạp nhiên liệu, bổ sung thực phẩm do những chiếc tàu vận tải chở ra.

Trên bờ khi đó chỉ có một làng nhỏ với những ngôi nhà tường đất thô sơ, nhưng đã có trạm bưu điện, trên biển có những chiếc thuyền nan. Khung cảnh hoang sơ, gần với thiên nhiên đến mức đôi khi có thể nghe tiếng voi gầm khi nó xô cột điện, và buổi tối còn nghe thấy tiếng hổ gầm.

60 năm sau, khi cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn căng thẳng, Mỹ đã đưa quân sang mảnh đất này và chính thức đặt chân vào Cam Ranh, xây căn cứ hỗn hợp, hải cảng và sân bay quân sự. Khi bỏ chạy khỏi cuộc chiến, người Mỹ đã mang theo tất cả mọi thiết bị quân sự cần thiết.

Năm 1979, Liên Xô và Việt Nam đã ký thỏa thuận về việc sử dụng Vịnh Cam Ranh làm căn cứ tạm thời cho tàu và máy bay của Hải quân Liên Xô. Sau đó, các chuyên gia Nga đã xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng. Ví dụ, chỉ trong năm 1987, Liên Xô đã bàn giao 440 tòa nhà cho phía Việt Nam.

Trong thỏa thuận, tất cả các cơ sở xây dựng đó do Việt Nam sở hữu, không phải là tài sản của Liên Xô. Năm 2002, khi rời khỏi quân cảng này, phía Nga đã tặng tất cả các cơ sở đó cho Việt Nam và Cam Ranh trở thành một trong những căn cứ quan trọng của lực lượng hải quân Việt Nam.

Hiện nay, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vốn là một công cụ quân sự-ngoại giao và đảm bảo sự an toàn cho hoạt động thương mại. Sự lớn mạnh của hạm đội là cơ sở cho sự phát triển của các khu vực phía Đông của Liên bang Nga, nơi tập trung nhiều cường quốc hải quân.

Trong bối cảnh đó, một cơ sở hậu cần-kỹ thuật hải quân quan trọng đặt tại Vịnh Cam Ranh là nhu cầu cấp thiết đối với hải quân Nga.

Cả Nga lẫn Mỹ đều muốn hiện diện tại Cam Ranh

Vào năm 2002, Nga đã rút khỏi Cam Ranh và bây giờ Moscow mong muốn trở lại. Khả năng Nga trở lại Cam Ranh được đề cập trong cuộc gặp năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ hai nước. Vào năm 2013, hai bên đã đạt được thỏa thuận cùng có lợi về việc sử dụng vịnh Cam Ranh.

Nga-My dong thuan danh gia cao cang Cam Ranh

Căn cứ quân sự Mỹ ở Cam Ranh những năm 1960

Một năm sau đó Nga và Việt Nam ký thỏa thuận về việc thành lập tại đó trạm liên doanh bảo dưỡng và sửa chữa tàu ngầm. Cảng Cam Ranh cũng là nơi tiếp nhận 4 chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu do Việt Nam đặt mua của Nga.

Sự hiện diện của các máy bay chở dầu Il-78 là một trong những điều khoản trong hiệp định song phương, theo đó Nga có quyền sử dụng sân bay Cam Ranh cho hoạt động tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hành trình tầm xa của, trong các chuyến tuần tra ở khu vực Thái Bình Dương.

Trong năm 2014, phía Việt Nam đơn giản hóa thủ tục cho tàu Nga cập cảng Cam Ranh. Hoạt động này giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng của Cam Ranh để biến căn cứ thành một trung tâm quốc tế lớn phục vụ cho các tàu dân sự và tàu chiến.

Hoạt động không quân Nga cũng như sự hợp tác của quân đội hai nước trong lĩnh vực hải quân được thực hiện trong sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế và các hiệp định song phương, không nhằm chống lại bất cứ ai, không đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

RELATED ARTICLES

Tin mới