Thursday, November 28, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnHàn Quốc ngừng phát thanh tuyên truyền vào Triều Tiên

Hàn Quốc ngừng phát thanh tuyên truyền vào Triều Tiên

Chính quyền Seoul tuyên bố ngừng các chương trình phát thanh tuyên truyền dọc biên giới Triều Tiên nhưng vẫn tập trận với Mỹ.

Theo hãng tin Reuters, sang hôm nay (23-4) tuyên bố ngừng các chương trình phát thanh tuyên truyền dọc biên giới Triều Tiên trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều diễn ra ngày 27-4 tới.

Trong tuyên bố phát đi Bộ Quốc phòng Hàn Quốc giải thích việc ngừng phát thanh tuyên truyền nhằm mục đích “giảm căng thẳng quân sự giữa hai miền Triều Tiên và tạo bầu không khí cho đối thoại hòa bình” nhân dịp cuộc gặp thượng đỉnh.

Đây là lần đầu tiên trong hơn hai năm gần đây, Hàn Quốc dừng các chương trình phát sóng tuyên truyền của mình. Trước đây, chương trình phát sóng đã tạm dừng vào giữa năm 2015 và được khởi động lại vào tháng 1-2016 sau cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ tư của Triều Tiên.

Chính quyền Bình Nhưỡng cũng có hệ thống loa tuyên truyền khuyếch đại ở biên giới với Hàn Quốc. Theo hãng tin Reuters, một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết ông không thể xác minh liệu Bình Nhưỡng có cho dừng chương trình phát sóng của mình hay không để “gửi quà” lại cho Seoul.

Hàn Quốc ngừng phát thanh tuyên truyền vào Triều Tiên - Ảnh 2.
Hàng chục ngàn người dân Triều Tiên từng tập hợp ở thủ đô Bình Nhưỡng hồi tháng 8-2017 để lên án biện pháp cấm vận của Mỹ với những biểu ngữ đòi phóng tên lửa vào Mỹ – Ảnh: AP

 Hồi tháng 2 vừa qua, Bình Nhưỡng đã cho giảm lượng tuyên truyền ở biên giới sau lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông ở Pyeongchang của Hàn Quốc mà đoàn VĐV Triều Tiên cùng đội cổ vũ cũng sang tham dự.

Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều dự kiến diễn ra tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom) vào ngày 27-4 và đang được hai bên chuẩn bị tối đa.

Động thái “hòa hoãn” của Seoul diễn ra sau khi Bình Nhưỡng,hôm 21-4, quyết định ngừng các cuộc thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo, đồng thời đóng cửa bãi thử hạt nhân tại Punggye Ri.

Trong khi đó theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, ngày 22-4, ông Yoon Young Chan – người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc, đã thông báo Seoul và Bình Nhưỡng sẽ tiến hành đối thoại cấp chuyên viên lần thứ ba nhằm bàn bạc các vấn đề an ninh, nghi thức ngoại giao và hình thức đưa tin cho cuộc gặp thượng đỉnh liền Triều lịch sử.

Phát biểu với báo giới, quan chức trên cho biết cuộc đối thoại diễn ra tại, tòa nhà hành chính Tongilgak của Triều Tiên ở làng Bàn Môn Điếm, trong ngày hôm nay (23-4).

Hàn Quốc ngừng phát thanh tuyên truyền vào Triều Tiên - Ảnh 3.

Những người Hàn Quốc cho thổi bóng dài chở theo các túi truyền đơn hướng sang lãnh thổ Triều Tiên trong lần thả ở thành phố Paju – Ảnh: AFP

Trong thời gian qua, chính quyền Seoul vẫn thực hiện các hoạt động tuyên truyền hướng vào Triều Tiên, trong đó có cả việc phát nhạc trẻ K-pop.

Không ít nhà hoạt động ở Hàn Quốc còn sử dụng biện pháp thả bóng bay có mang theo truyền đơn, đĩa nhạc, đĩa phim Hàn Quốc hướng sang lãnh thổ Triều Tiên.

Nhưng cũng trong ngày hôm nay, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lại vừa thông báo bắt đầu vận chuyển thiết bị, vật liệu xây dựng và điều động nhân sự tới căn cứ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở thị trấn Seongju thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang, cách thủ đô Seoul 300km về phía Nam.

Thông báo nêu rõ sự cấp thiết của việc xây dựng tiện nghi và các cơ sở khác để cải thiện điều kiện sống của hơn 400 binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ đóng tại căn cứ này.

Việc lắp đặt hệ thống này luôn là một trong những lý do gây căng thẳng trong quan hệ liên Triều và giữa Hàn Quốc với Trung Quốc.  

Thế nhưng cũng cần lưu ý rằng hôm 22-4, một quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết nước này và Mỹ sẽ tổ chức cuộc tập trận chung thường niên Key Resolve (Giải pháp chìa khóa) theo dự kiến.

Cuộc tập trận mô phỏng giữa 2 đồng minh sẽ bắt đầu vào ngày hôm nay (23-4) và kéo dài trong 2 tuần – tức xuyên suốt trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều.

Hồi đầu tháng 4 này, Mỹ – Hàn cũng bắt đầu chương trình huấn luyện kéo dài 4 tuần Foal Eagle. 

Một số nhà quan sát bày tỏ sự lo ngại trong việc tiến hành cuộc tập trận trong ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều vì mục tiêu chính của chúng là để phòng ngừa các cuộc tấn công từ phía Triều Tiên.

Từ trước đến nay, Bình Nhưỡng liên tục chỉ trích các cuộc tập trận này là hành động chuẩn bị chiến tranh xâm lược và thường đặt yêu cầu “ngừng các cuộc tập trận khiêu khích” như một trong các điều kiện hướng đến đối thoại.

RELATED ARTICLES

Tin mới