Thursday, December 26, 2024
Trang chủQuân sựMỹ ồ ạt nã tên lửa Tomahawk tấn công Syria: Ông Trump...

Mỹ ồ ạt nã tên lửa Tomahawk tấn công Syria: Ông Trump cao tay?

Tác giả Mike Withney, cây bút tự do tại Washington đã nhận định cuộc tấn công tên lửa của ông Trump ngày 14.4 là một đòn nghi binh chính trị khác của ông. Tổng thống Mỹ không có ý định trừng phạt ông Assad mà chỉ muốn xoa dịu tình hình chính trị nội bộ đang bất lợi, Unz cho biết.

Tổng thống Mỹ tuyên bố liên quân Mỹ – Pháp – Anh đã thực hiện vụ tấn công vào các “cơ sở nghiên cứu, sản xuất vũ khí hóa học” của Syria.

Vụ tấn công ngày 14.4 vào Syria là một màn pháo hoa chính trị được thiết kế để làm cho những lời chỉ trích ông Trump lắng xuống. Vụ việc này đã được thông báo trước với người Nga rằng sẽ không làm thiệt mạng quân Nga, Syria, Iran hay Hezbollah. Mỹ cũng không giết chết bất cứ một thường dân Syria nào.

Vụ tấn công không ngăn trở bước tiến của quân đội Syria và cũng không đẩy lui bất cứ một phần lãnh thổ nào chính phủ Syria vừa chiếm được tại đông Ghouta. Nó cũng không phá hủy bất cứ cơ sở hạ tầng quan trọng nào, cũng không hủy hoại quyết định của liên minh do Nga dẫn đầu tiếp tục theo đuổi cuộc chiến 7 năm chống lại các nhóm khủng bố. Tóm lại vụ tấn công không đạt được điều gì, trừ việc có thể để tạm thời xoa dịu truyền thông phương Tây và những ông chủ của họ trong việc thiết lập chính sách ngoại giao.

Thực tế việc ông Trump cảm thấy bắt buộc phải thực hiện vụ tấn công trước khi những nhân viên điều tra của Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học OPCW vừa mới tới Damascus cho thấy Washington không muốn đưa ra những lý lẽ biện hộ cho vụ gây hấn. Giống như cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016 hay vụ cáo buộc sử dụng chất độc thần kinh với cựu điệp viên hai mang Skripal, vụ việc chống lại tổng thống Syria Bashar al-Assad dựa trên những cáo buộc sai sự thật của những tổ chức liên quan tới Hồi giáo cực đoan trong khu vực.

Những tổ chức này có một lịch sử lâu dài trong việc dựng nên các vụ việc để tạo ra một cuộc khủng hoảng, một phần trong những gì chính quyền muốn tạo ra. Theo ông Withney, không nên tốn thời gian vào những thứ không có ý nghĩa như vậy. Thông tin từ những tổ chức do phương Tây tài trợ ở Syria kiểu như “Mũ bảo hiểm trắng” hoàn toàn không có giá trị đáng tin cậy. Nhiệm vụ duy nhất của họ là tạo ra một bằng chứng để có thể tàn sát nhiều hơn.

Về vũ khí hóa học của chính quyền tổng thống Assad: toàn bộ kho vũ khí đã bị tiêu hủy vào năm 2014 theo một thỏa thuận giữa Mỹ và Syria. Theo ông Ahmet Uzumcu, tổng giám đốc của Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học thì: “Trước đây chưa bao giờ có toàn bộ một kho các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt được loại bỏ trong một nước đang có nội chiến. Và điều này đã được hoàn thành trong một thời gian rất khắt khe”.

Nói một cách khác, vũ khí hóa học của chính phủ Syria cũng là sự hư cấu giống như vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq thời ông Saddam Hussein. Chúng đều là những phát minh của giới diều hâu phương Tây để tìm ra một lý do tước đoạt và kiểm soát các nước có vị trí chiến lược tại Trung Đông.

Vài độc giả sẽ nhớ tới việc ông Trump mặc nhiên tiết lộ động cơ cho vụ tấn công trong những dòng tweet ông đưa lên vài ngày trước khi xảy ra vụ việc. Dưới đây là những gì ông nói hôm 11.4:

“Phần lớn hục hặc với Nga là tại vì cuộc điều tra Nga giả tạo & tha hóa, cầm đầu bởi tất cả những người trung thành với Đảng Dân chủ, hoặc những người làm việc cho Obama. Mueller bị mâu thuẫn lợi ích nặng nhất trong tất cả (ngoại trừ Rosenstein người đã ký FISA & bức thư Comey). Không có thông đồng, vì thế họ phát điên!”

Theo Withney, điều ông Trump ám chỉ là kẻ địch thực sự của ông là Mueller chứ không phải Putin. Chính là Mueller một nhân vật quan trọng của Đảng Cộng hòa và giới truyền thông đã kích động làn sóng chống Nga và cố gắng hủy diệt ông Trump. Và điều này đã thúc giục xảy ra một kịch bản mà “cái nhỏ quyết định cái lớn” được mở ra vào ngày 14.4 vừa qua. Tổng thống Mỹ muốn loại bỏ kẻ địch sau lưng bằng cách đốt cháy một vài tòa nhà trống không tại Syria. Và kế hoạch này có lẽ đã thành công nhưng những thông tin hiện nay lộ ra có thể gây hại cho ông Trump.

Những thông tin gì đã được đưa ra?

Thông tin từ Lầu Năm Góc dẫn tới cuộc điều tra về tính hiệu quả của vụ tấn công bằng tên lửa. Những quan chức cấp cao có vẻ lo ngại về những báo cáo từ phía Moscow rằng hệ thống phòng không của Nga đã đánh chặn được 71/103 quả tên lửa được phóng ra. Dưới đây là một đoạn trong bài viết của Southfront:

“Nguồn tin thân cận với Lầu Năm Góc nói rằng, quân đội Mỹ đang chuẩn bị tiến hành một cuộc điều tra nội bộ để nắm được bức tranh thật sự của tình huống đã xảy ra, số lượng tên lửa thật sự đánh trúng mục tiêu. Lý do vì vụ tấn công đã đem lại thiệt hại rất nhỏ và để giải thích tại sao phòng không Syria có thể dùng hệ thống phòng không cũ kỹ đánh chặn được một số tên lửa.” (Theo bài viết “Lầu Năm Góc lo ngại về kết quả của vụ tấn công Syria, chuẩn bị tiến hành điều tra nội bộ” trên South Front)

Gây náo động hơn nữa là tin tức Lầu Năm Góc đã phối hợp với Moscow, thông tin trước về những địa điểm có thể bị tấn công (điều này giải thích tại sao không có một thương vong nào). Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Tướng Joseph Dunford đã phủ nhận cáo buộc này nhưng có rất nhiều tin tức được lan truyền trên Internet cho thấy điều này đáng tin. Ví dụ như đoạn tóm tắt của một bài báo trên tờ The Hill:

Mỹ sử dụng đường dây nóng giảm xung đột với Nga trước khi vụ tấn công xảy ra tại Syria vào hôm thứ Sáu nhưng không nói với người Nga những mục tiêu Mỹ định tấn công, chỉ huy quân đội Mỹ đã nói điều này vào tối hôm trước hôm phát động cuộc tấn công.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Tướng Joseph Dunford đã nói trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc: “Chúng tôi đặc biệt xác định những mục tiêu này để làm giảm rủi ro quân Nga sẽ dính líu vào vụ tấn công và chúng tôi sử dụng những kênh giảm xung đột thông thường – những kênh bắt đầu hoạt động trong tuần để xử lý những vấn đề về không phận v.v… Chúng tôi không có bất cứ liên hệ gì với người Nga về vụ tấn công, chúng tôi cũng không cảnh báo họ trước…”

“Những cuộc liên lạc được thực hiện gắn liền với chiến dịch trước khi các mục tiêu bị tấn công là tiến trình bình thường trong tất cả các chiến dịch của chúng ta tại Syria với mục đích giảm xung đột về không phận… Chúng tôi không cung cấp mục tiêu hay bất cứ kết hoạch nào cho người Nga.” (theo The Hill)

Vậy sự thật có phải là người Nga không được cảnh báo trước khi có mẩu tin như sau trên RT:

“Trước khi chúng tôi hành động, Mỹ đã liên lạc với Liên bang Nga để giảm thiểu sự nguy hiểm với mọi người Nga hoặc thương vong cho dân thường”, đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman nói và tuyên bố rằng “tất cả mọi mục tiêu đều có liên quan tới chương trình vũ khí hóa học vi phạm pháp luật của chế độ Assad”…

Đại sứ Mỹ tại Nga nói rằng những cuộc tấn công của Mỹ đã được báo trước với Nga để tránh cuộc đối đầu giữa 2 siêu cường”. (theo RT)

Nhà phân tích quân sự Publius Tacitus nói rõ ràng trong một mục trên website Sic Semper Tyrannis:

“Nga được cho biết nơi chúng ta sẽ tấn công. Và Nga đã cảnh báo người Syria. Cả Nga và Syria đã sơ tán những nhân vật chủ chốt và khí tài khỏi các địa điểm bị tấn công. Mọi tuyên bố của Mỹ rằng chúng ta đã gây ra thiệt hại nặng nề hay phá hủy những cơ sở thiết yếu hoàn toàn là tưởng tượng”. (Bài viết “Thất bại lớn của Trump tại Syria” của Publius Tacitus trên Sic semper Tyrannis)

Còn có rất nhiều bình luận trên Twitter từ những nguồn đáng tin cậy rằng “Nga đã được báo trước” như bình luận của Maxim A.Suchkov – nhà phân tích chính trị người Nga, biên tập của tờ Al Monitor:

“Mỹ tuyên bố trước công chúng rằng không có cảnh báo trước cho người Nga nhưng Nga không có hành động đáp trả nào, Nga có nhân sự tại Damascus nhưng không khởi động hệ thống phòng không. Điều này cho thấy Nga đã biết địa điểm của những cuộc tấn công chính xác”. (theo Twitter)

Hay tin tức sau từ trang RI:

“Mỹ và Nga đang nói chuyện với nhau. Phát ngôn viên của tổng thống Putin đã thông tin cho báo chí về đường dây nói quân đội hai bên thiết lập để ‘giảm xung đột’ trong vụ can thiệp song song của 2 bên vào Syria để đánh IS, đường dây này vẫn hoạt động và được ‘sử dụng bởi cả hai bên’, có vẻ như cả 2 bên đều hứng thú trong việc nói chuyện với nhau…

Như thông tin của Suchkov ở trên… Hai bên thực ra đang tranh cãi nhau về những chi tiết mà Mỹ đã cung cấp trước cho Nga về mục tiêu sẽ tấn công… Điều này thật sự không giống như bất cứ cuộc chiến nào Mỹ đánh gần đây…

Cả hai đều đang ngừng lại và không bên nào muốn mất mặt. Ông Trump thề rằng sẽ phóng tên lửa còn Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Gerasimov thề ông sẽ bắn vào bất cứ nào hay máy bay nào khiến binh sĩ của ông gặp nguy hiểm.

Trong hoàn cảnh đó việc đàm phán trước về chi tiết của vụ tấn công sắp thực hiện là hành động khôn ngoan… Có thể đây là cách duy nhất và tốt nhất để tránh đẩy xa sự việc… Điều mà tất cả chúng ta đều phải cảm ơn…”.

Luận điểm của tác giả rất thuyết phục. Nếu ông Dunford đã hợp tác với Nga về những địa điểm bị đánh bom thì mọi người đều nợ ông một lời cảm ơn. Ông có thể đã ngăn chặn được một cuộc thế chiến mới. Hy vọng vai trò của ông sẽ không bị phơi bày trong cuộc điều tra sắp tới của Lầu Năm Góc…

Trong mọi sự kiện, ta có thể thấy vụ tấn công tên lửa ngày 14.4 vừa qua rõ ràng là một bài tập cơ bắp mang tính biểu tượng nhắm tới việc dẹp yên những sự kiện lùm xum của ông Trump trong nội bộ hơn là trừng phạt tổng thống Assad về “những tội ác” ông không thực hiện (cũng cần phải nhắc tới việc có nhiều báo cáo đáng tin về việc Mỹ đã sử dụng chất cấm khi vây diệt IS tại Raqqa hồi năm ngoái).

Thực tế là ông Putin đã hạn chế đáp trả ở việc chỉ lên án một cách hời hợt cho thấy ông Trump đã đạt được các mục tiêu. Nói theo một cách khác thì ông Putin đã tránh Thế chiến III. Dưới đây là những lời của ông Putin:

“Nga lên án một cách mạnh mẽ nhất cuộc tấn công Syria nơi quân đội Nga đang giúp đỡ một chính phủ hợp pháp trong nỗ lực chống lại chủ nghĩa khủng bố của họ.

Qua những hành động của mình, Mỹ làm cho thảm họa nhân đạo tại Syria nặng nề hơn và mang thương đau tới các thường dân. Thực tế, Mỹ đang nối giáo cho những tên khủng bố đã giày vò người dân Syria trong 7 năm, dẫn tới làn sóng tị nạn chạy khỏi đất nước và khu vực.

Hành động leo thang tại Syria đã phá hủy toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế”. (Theo Kremlin)

Ông Putin đã đúng. Sự ủng hộ của Washington với những người Hồi giáo Sunni cực đoan tại Syria đã kéo dài cuộc chiến và biến đất nước này thành một bãi đất hoang. Nhưng không may, Mỹ có vẻ sẽ không bỏ cuộc sớm. Thực tế, việc những người hiếu chiến như John Bolton hay Mike Pompeo có mặt trong đội Cố vấn an ninh Quốc gia cho thấy ông Trump có thể có kế hoạch leo thang chiến tranh trong tương lai gần. Tổng thống Mỹ đã đứng cùng hàng với những người cánh phải thân Do Thái, xem cuộc xung đột như một cuộc chiến ủy nhiệm với Iran – Một cuộc chiến phải thắng để thiết lập bá quyền của Mỹ và Israel trong khu vực và duy trì vòng vây với các nguồn sống và hành lang dẫn dầu. Vụ tấn công tên lửa của ông Trump chỉ là một cuộc giao tranh nhỏ trong một cuộc chiến lớn hơn nhiều.

RELATED ARTICLES

Tin mới