‘Nếu dùng tiền của nhà nước phải chứng minh đủ thứ mà đó không phải thế mạnh của tôi quyết định bỏ tiền túi ra làm và nay nước ngoài đặt hàng’.
Tàu ngầm mini của ông Phan Bội Trân đã chứng minh hiệu quả tại Malaysia
Tàu ngầm Yết Kiêu sẽ sản xuất và lắp đặt tại Malaysia Ông Phan Bội Trân sẽ làm tàu ngầm mini Yết Kiêu 2
Người nước ngoài môi giới
Ông Trân cho biết hiện các điều khoản của hợp đồng đã được thỏa thuận xong. Tuy nhiên ông Trân không phải là người trực tiếp giao dịch mà được một công ty của người Pháp kết nối, nghĩa là, ông Trân sẽ chỉ đi một mình mang theo kỹ thuật bản quyền còn một công ty Pháp sẽ sang mướn một số chuyên viên. Tại Thái Lan ông Trân sẽ chuyên phụ trách về kỹ thuật compsite và bản quyền chế tạo tàu lặn.
“Hiện đối tác đã đặt hàng và hợp đồng đã ký xong chỉ còn triển khai nữa là xong. Dự kiến khoảng 4-5 tháng là xong đơn hàng”, ông Trân cho biết.
Ông Trân cho biết mẫu mã, hình dáng tàu lặn chào bán cho Thái Lan lần này cũng giống với tàu bán cho Malaysia. Tàu có chiều dài 2 m, bề ngang 0,8 m, cao 1,5 m.
Tàu có ba phần gồm đầu – thân – đuôi. Phần đầu sẽ gắn thiết bị bánh lái độ sâu, thân tàu thiết kế đủ cho 1 hoặc 2 người ngồi và đuôi tàu sẽ gắn động cơ điện. Toàn bộ vỏ tàu được làm bằng vật liệu composite. Tàu có vận tốc khá chậm, 1 – 5 hải lý/giờ, có thể lái lặn sâu 3 m dưới nước, thời gian lặn khoảng 2 giờ.
“Gọi cho đúng thì đây là thiết bị lặn. Còn việc sản xuất ở Thái Lan là do ở Việt Nam chưa có mã hàng hóa cho thiết bị lặn nên không xin được chứng chỉ xuất xứ và nếu xuất nguyên chiếc sẽ phải đóng 30% thuế nhập khẩu cho hải quan Thái Lan:, ông Trân cho biết thêm.
Ông cũng cho biết thủ tục ở Thái Lan cũng rất dễ. Họ bỏ luôn cả kiểm định mà chỉ đưa ra yêu cầu về mặt kỹ thuật đối với tác giả.
Không muốn nói nhiều về các con số, ông Trân cho rằng ở trong nước nhiều người đã cho rằng tàu mà ông chế tạo không chạy được. Vì vậy ông muốn đợi đến sản xuất đơn hàng xong xuôi sẽ công bố video con tàu ngầm của ông lặn dưới biển và chạm vào các rạn san hô như thế nào.
“Có người đã nói một chiếc tàu chỉ có giá mấy ngàn đô làm sao mà lặn được nên chỉ để trưng bày ở công viên thôi. Vì vậy tôi không muốn nói nhiều về chuyện này”, ông Trân chia sẻ.
Không mong được hỗ trợ
Trên thực tế hiệu quả đã được chứng minh khi 25 chiếc tàu lặn được làm thành công cho Malaysia. Tuy nhiên khi được hỏi về mong muốn hỗ trợ của nhà nước ông Trân cho biết không phải chuyện đơn giản.
“Với hợp đồng này không liên quan vì hợp đồng với nước ngoài và chế tạo tại nước ngoài không liên quan gì đến trong nước. Để sử dụng được ngân sách nhà nước khó. Thế yếu của tôi là về giấy tờ. Nếu dùng tiền của nhà nước phải chứng minh đủ thứ mà đó không phải thế mạnh của tôi nên quyết định bỏ tiền túi ra làm và tự mình tìm kiếm đối tác”, ông Trân chia sẻ.
Ông cũng chia sẻ khi hoàn thành hợp đồng với Malaysia thì Thái Lan đã thấy được cách thu hút khách du lịch thông qua hình thức lặn biển hiệu quả. Vì vậy ngay lập tức họ đã tìm cách để ký kết hợp đồng.
“Khi Malaysia có dịch vụ du lịch lặn biển và môn thể thao dưới nước này đã làm suy yếu du lịch của Thái Lan. Họ nhìn rõ thấy sự cạnh tranh và cảm thấy e ngại nên đã lập tức đầu tư”, ông Trân cho biết.
Theo ông Trân, phía Thái Lan chia sẻ không nhất thiết là để tìm nguồn sinh lợi từ môn thể thao dưới nước này mà muốn rút bớt du khách từ Malaysia.
Họ lo lượng khách sẽ hướng sang đây và kéo theo một chuỗi thua thiệt khác đó là từ hàng không, ăn uống, khách sạn cho tới hàng loạt dịch vụ ăn theo khác mà Thái Lan sẽ không thu được từ khách du lịch nếu họ chọn Malaysia.
“Hiện Thái Lan thu 70 USD/20 phút một lượt khách lặn biển bằng tàu lặn. So với doanh số du lịch con số này có thể không nhiều nhưng nếu có môn thể thao dưới nước này thì cả hệ thống dịch vụ khác sẽ được hưởng lợi theo và đó là cách mà họ đã tính toán để quyết định đầu tư”, ông Trân nói.
Được biết sau hai đơn hàng ở Malaysia và Thái Lan, môi giới người Pháp sẽ tìm kiếm đơn hàng ở khu vực Nam Mỹ, Mỹ La tinh, nơi có du lịch biển quanh năm và tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới.