Friday, November 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiSự kiện Thiên An Môn cho thấy TQ ‘yếu kém về quân...

Sự kiện Thiên An Môn cho thấy TQ ‘yếu kém về quân sự’

Quảng trường Thiên An Môn là chứng nhân lịch sử cho hàng loạt vụ “thanh toán” phe đối lập của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và là nơi diễn ra vụ thảm sát Lục Tứ gây chấn động toàn cầu.

Trong bản “Kế hoạch nghiên cứu tương lai Hồng Kông”, nước Anh đã công bố hồ sơ bí mật về vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989, còn gọi là sự kiện Lục Tứ. Vào thời điểm đó, liên minh quân sự gồm Anh, Mỹ, Canada, Tây Đức và Úc đã phối hợp giám sát các động thái quân sự của Trung Quốc từ ngày 21/5/1989. Bộ quốc phòng các nước chịu trách nhiệm tổng hợp tin tức và báo cáo tình hình quân sự cho Bộ quốc phòng Anh. Báo cáo này ghi lại các động thái quân sự của Bắc Kinh từ ngày 19/5/1989 đến 20/6/1989.

Ngày 19/5/1989 là một ngày đánh dấu bước ngoặt của phong trào biểu tình của sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Sáng sớm hôm đó, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Quốc vụ viện đã mở một cuộc họp cấp Trung ương với các cán bộ quân sự Bắc Kinh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng, đại diện cho Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Quốc vụ viện, tuyên bố áp dụng thiết quân luật tại khu vực Bắc Kinh.

Người tốt bị quản thúc

Khoảng 4 giờ sáng cùng ngày, Tổng bí thư Triệu Tử Dương đã bị các nguyên lão ĐCSTQ cách chức phi pháp, và bị giam lỏng suốt đời chỉ vì bày tỏ sự cảm thông đối với các sinh viên đã biểu tình trong nhiều tuần lễ, với nhiều người tuyệt thực để yêu cầu tự do, dân chủ. Ông Triệu nói rằng: “Chúng tôi đã đến quá trễ. Chúng tôi xin lỗi”. Đây là lần cuối cùng ông lộ diện trước công chúng. Thư ký Bảo Đồng của ông cũng bị bắt giữ.

Triệu Tử Dương

Ông Triệu Tử Dương nói chuyện với các sinh viên phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 19 tháng 5 năm 1989: “Các sinh viên, chúng tôi đến quá trễ. Chúng tôi xin lỗi.” Đây là lần xuất hiện cuối cùng của ông. (Ảnh: wikipedia)

Báo cáo của liên minh quân sự chỉ ra rằng, vào cái ngày mà ĐCSTQ tuyên bố “áp dụng thiết quân luật”, đã có  một lượng lớn quân lính áp sát Bắc Kinh. Hai giờ sáng ngày hôm sau (20/5/1989), quân đội Trung Quốc dùng loa phát thanh thông báo tiến hành thiết quân lực đối với nhóm sinh viên ở Thiên An Môn.

Cuộc thảm sát đẫm máu

Theo nhật ký quân sự đính kèm trong bài báo cáo, vào ngày 24/5, đã có 13 nhánh quân đội, gồm khoảng 100.000 người, đến bày binh bố trận tại Bắc Kinh.

Nhật ký quân sự cũng ghi rõ, khoảng 11 giờ 15 phút trưa ngày 3/6/1989 là cột mốc lịch sử đánh dấu việc người đầu tiên bị sát hại. Từ hướng đóng quân ở thành Tây, cách Thiên An Môn 7km, quân đội Trung Quốc liên tục nã súng vào người dân.

Từ 11 giờ 45 phút ngày 3/6 cho đến 0 giờ 33 phút ngày 4/6, có bốn chiếc xe thiết giáp tiến vào Thiên An Môn, ít nhất một người dân và một binh sĩ trên xe đã bị sát hại. Ba xe tăng thiết giáp bị dân chúng thiêu hủy, chiếc còn lại đang tháo chạy về phía Đông hướng ra đường Trường An thì bị chặn đầu xe và bị một nhóm người đi xe đạp truy đuổi, trong đó có một người bị xe tăng thiết giáp cán chết.

Vào lúc 1 giờ 13 phút sáng ngày 4/6, quân đội Trung Quốc tiến vào quảng trường và bắt đầu “nã súng không cần phân biệt” vào phía người dân. Rất nhiều nhân viên giám sát của năm nước đã phải rồi khỏi khỏi quảng trường. Mãi cho đến khoảng 6-8 giờ sáng hôm sau, quảng trường vẫn còn vang vọng tiếng súng.

Khả năng quân đội yếu kém

Nước Anh dùng cụm từ “thiểu năng quân sự” để hình dung năng lực quân sự yếu kém của quân đội Trung Quốc lúc bấy giờ khi thất bại trong việc giảm thiểu thương vong. Trình độ điều khiển xe tăng và xe thiết giáp được nhận xét là “kém xa các nước châu Âu”, các xe thường xuyên vô ý đâm vào nhau, chưa kể việc đoàn xe hay ủn đuôi nhau; một số xe tải đời cũ thậm chí còn bị đoàn xe bỏ lại phía sau; an ninh thông tin kém; các sinh viên chỉ cần áp sát cửa sổ xe tình báo của quân đội là có thể nghe được chỉ lệnh của chỉ huy.

Xe tăng, xe thiết giáp bị người dân và sinh viên đốt cháy. (Ảnh: Thomas Cheng / AFP / Getty Images) Thảm sát Lục tứ

Bộ quốc phòng Anh gọi đây là “sự yếu kém quân sự” của Trung Quốc (Ảnh: Manuel ceneta/afp/getty images)

Một hồ sơ bí mật khác, được Anh quốc giải khai vào tháng 10 năm ngoái, tiết lộ đã có ít nhất 10.000 người bị quân đội Trung Quốc tàn sát bằng những thủ đoạn giết người vô cùng tàn nhẫn trong sự kiện Lục Tứ năm 1989.

Dù không phải phe đối lập cũng bị thủ tiêu      

Trong điện báo gửi về cho Anh quốc ngày 5/6/1989, Đại sứ Anh tại Trung Quốc – ông Alan Donald đề cập đến việc binh sỹ quân khu Thẩm Dương là nhánh quân đầu tiên tiến vào quảng trường và đã đưa sinh viên cùng người dân rời khỏi hiện trường.

Ông Alan Donald viết: “Các sinh viên được yêu cầu rời khỏi quảng trường trong vòng một giờ, tuy nhiên, năm phút sau, các chiếc xe bọc thép bắt đầu tấn công sinh viên”. “Các sinh viên nắm lấy tay nhau, nhưng lại bị các binh sỹ đuổi giết. Những chiếc xe thiết giáp nhiều lần cán qua thân thể của các em, giống như là đang “làm bánh” vậy, những thi thể nào bị cán tới tan nát thì bị máy ủi đất xúc đi. Có thi thể thì bị hỏa táng, hài cốt rải xuống sông cho nước cuốn đi”.

Tài liệu này cũng cho biết, quân đội Trung Quốc lúc chấp hành mệnh lệnh “xóa sổ” tại Thiên An Môn, đã tiến hành “nã súng không cần phân biệt, sát hại sinh viên, người dân, thậm chí cả những người binh sĩ quân khu Thẩm Dương không có vũ khí”.

Không chỉ vậy, khoảng 1000 người được chính phủ Trung Quốc cho phép ly khai từ đường Chính Nghĩa, đã bị quân đội Trung Quốc mai phục và nã súng. Các xe tăng thiết giáp còn đuổi theo những binh sỹ quân khu Thẩm Dương bị lạc đội và cán qua người họ.

RELATED ARTICLES

Tin mới