Thursday, November 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHậu Thượng đỉnh Mỹ-Triều, Biển Đông có bình yên?

Hậu Thượng đỉnh Mỹ-Triều, Biển Đông có bình yên?

Biển Đông hậu Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ vẫn tiếp tục dậy sóng.Các quốc gia có quyền và lợi ích chính đáng ở Biển Đông vẫn tiếp tục bị xâm phạm bởi Trung Quốc.

Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12/6/2018 tại Singapore đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế, với rất nhiều ý kiến bình luận, đánh giá khác nhau.

Để cùng bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trao đổi, thảo luận về sự kiện lịch sử này và tác động của nó đối với tình hình quốc tế nói chung, tình hình Biển Đông nói riêng, chúng tôi xin được chia sẻ một vài suy nghĩ, nhận định của mình.

Trước hết, xin khái lược lại những bình luận khác nhau về kết quả Thượng đỉnh Mỹ – Triều.

Luồng ý kiến thứ nhất 

Luồng ý kiến này hoan nghênh và đánh giá cao thành công của cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Theo đó, thỏa thuận chung Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp cho tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên; góp phần vào tiến trình phi hạt nhân hóa toàn cầu và cứu vãn nhân loại thoát khỏi miệng hố chiến tranh hủy diệt…

Thỏa thuận chung Thượng đỉnh Mỹ-Triều cũng là bước “khởi đầu mới” của quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên đã trải qua 65 năm tồn tại trong tình trạng thù hận, đối đầu căng thẳng.

Vì vậy, nó chính là nhân tố tạo thuận lợi để bán đảo Triều Tiên bị chia cắt từ Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 được thống nhất trong hòa bình và thịnh vượng. 

Chứng minh cho lập luận này, có một số bằng chứng:

Tuyên bố của Tổng thống Hàn Quốc được người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Kim Eui-Kyeom đọc tại cuộc họp báo chiều 12/6 nêu rõ:

Ông Moon Jae-in đã đánh giá cao quyết định của Triều Tiên tổ chức hội nghị Thượng đỉnh với Mỹ tại Singapore, đồng thời cam kết sẽ viết lên một “trang sử mới” với Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc cũng cam kết sẽ nỗ lực để phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên. 

“Tôi chúc mừng và hoan nghênh thành công của hội nghị Thượng đỉnh lịch sử Mỹ – Triều Tiên. Tôi đánh giá cao Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về lòng can đảm và những quyết định táo bạo của họ”, tuyên bố của Tổng thống Hàn Quốc viết. 

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố việc ký kết văn kiện hội nghị thượng đỉnh với ông Donald Trump tại Singapore là “khởi đầu mới” trong quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên, đồng thời ông Kim Jong-un khẳng định về thay đổi lớn trong tương lai.

Tại buổi họp báo nhanh sau cuộc gặp lịch sử với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Donald Trump cho biết: 

Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ảnh: NYMag.

“Chúng tôi đang làm việc với các nước trong khu vực để thỏa thuận này được thực hiện.

Chúng tôi sẽ cùng (Cố vấn an ninh quốc gia) John Bolton trong tuần tới đi sâu vào chi tiết để hoàn thành việc này.

Chúng tôi đang làm việc với Hàn Quốc, Nhật Bản, và Trung Quốc ở một mức độ ít hơn.”

Trở về Washington sau cuộc gặp lịch sử với nhà lãnh đạo Kim Jong- un, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ không còn phải đối diện với mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên:

“Trước khi tôi nhậm chức, mọi người lo sợ chúng ta sẽ có chiến tranh với Triều Tiên. Tổng thống Obama nói Triều Tiên là vấn đề lớn nhất và nghiêm trọng nhất.

Điều đó đã thay đổi. Tối nay các bạn có thể yên giấc.”

Ngày 13/6, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ một phần chi phí ban đầu cho việc phi hạt nhân hóa nếu Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) bắt đầu các cuộc thanh sát hạt nhân tại Triều Tiên.

Luồng ý kiến thứ hai

Mặc dù hoan nghệnh và đánh giá cao cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ- Triều đã diễn ra và thu được thành công bước đầu, nhưng tỏ ý chưa hoàn toàn tin tưởng vào thành quả bước đầu này nếu có sự “can thiệp”, thiếu “niềm tin” và không đàm phán “ đa phương”…

Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Vương Nghị ngày 12/6 cho biết:

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: Time / Getty.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên sẽ giúp “xóa bỏ sự can thiệp, thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau và vượt qua khó khăn để họ đạt được sự đồng thuận căn bản và thực hiện các bước đi cụ thể hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

Chúng tôi hy vọng tất cả các bên liên quan sẽ nỗ lực hướng tới việc này và Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục đóng một vai trò xây dựng.”

Bộ Ngoại giao Nga phát đi tuyên bố chính thức về hội nghị này:

“Về phần mình, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện những nỗ lực chủ động để duy trì các tiến trình chính trị và ngoại giao xung quanh bán đảo Triều Tiên. 

Trong bối cảnh giai đoạn thứ nhất và thứ hai của sáng kiến Nga – Trung Quốc đã được thực hiện, chúng tôi mong muốn các bên bắt đầu làm việc trên phương thức hội đàm đa phương.

Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là tạo ra cơ chế vững chắc cho hòa bình và an ninh trên cơ sở tính đến lợi ích hợp pháp của tất cả các quốc gia vùng Đông Bắc Á.”

“Chúng tôi hoan nghênh việc tổ chức đàm phán giữa Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Xuất phát từ thực tế việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên, nguyện vọng được phản ánh trong tuyên bố chung cuối cùng của các bên, chúng tôi là một phần trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại trên bán đảo Triều Tiên.”

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.

Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, Vladimir Jabbarov cho rằng Mỹ muốn tự mình giải quyết các vấn đề trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên;

Tuy nhiên, không có sự tham gia của Nga và Trung Quốc thì quá trình này (phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên) là không thể.

Luồng ý kiến thứ ba 

Cho rằng Thỏa thuận chung Thượng đỉnh Mỹ-Triều không có gì mới, thiếu cụ thể, thậm chí “yếu” hơn những thỏa thuận trước đây và, là một “thất bại” của Mỹ.

Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer “chê bai” thỏa thuận đạt được giữa ông Trump và ông Kim Jong-un.

Chuck Schumer cho rằng ông chủ Nhà Trắng đã “từ bỏ” ảnh hưởng quan trọng trong các cuộc đối thoại về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Bình luận về những phát biểu của Tổng thống Donald Trump, tờ Reuters viết:

Hội nghị kết thúc chỉ bằng một tuyên bố chung chung mà không đưa ra mốc thời gian cụ thể cho các hành động, không làm sáng tỏ được sự khác nhau trong định nghĩa về phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên;

Tuyên bố chung cũng không đề cập tới mục tiêu mà Washington nhiều lần nhấn mạnh trước đó là phi hạt nhân hóa “hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược”;

Như vậy, cuộc gặp lịch sử giữa ông Donald Trump và ông Kim Jong-un phần nhiều mang tính biểu tượng và không đáp ứng được kỳ vọng như mong đợi;

Tuyên bố này không đề cập tới các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng hay một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. 

Đài NBC nhận định, thỏa thuận được ký kết giữa lãnh đạo Mỹ-Triều dường như không có thêm cam kết gì mới mẻ mà chỉ được cấu thành từ những từ ngữ mơ hồ mà nhiều chuyên gia cho rằng khó có thể thực thi.

“Tuyên bố này chẳng có gì, đó chỉ là một cam kết trống rỗng” và “Mỹ đã có cơ hội buộc Triều Tiên phải nhượng bộ, nhưng họ đã không tận dụng nó”, Andrei Lankov, một giáo sư tại Đại học Kookmin ở Seoul nhận định. 

Trong buổi họp báo sau cuộc gặp lịch sử, Tổng thống Donald Trump nói rằng sẽ tạm dừng các cuộc tập trận chung với quân đội Hàn Quốc, một sự nhượng bộ mà theo Adam Mount, nhà phân tích cao cấp tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho rằng đã đi xa hơn mức cần thiết.

Kết quả thượng đỉnh Mỹ – Triều và tác động đến Biển Đông

Tình hình quốc tế đang diễn biến nhanh chóng mỗi ngày, vì vậy, để có ngay nhận xét ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai có lẽ cần có thêm thời gian.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi rất tâm đắc với  đánh giá của Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 72 – Miroslav Lajcak- phát biểu trong lễ kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân (Nuclear Nonproliferation Treaty): 

“Tôi chào mừng động lực tiến tới hòa bình và ổn định lâu dài trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời khuyến khích cả hai nhà lãnh đạo sử dụng cơ hội này để thúc đẩy quá trình hướng tới phi hạt nhân hóa xác nhận được trên bán đảo”; 

Nhất là ý kiến ngài Miroslav Lajcak cho rằng: 

“Liên quan đến quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn cầu, Hội nghị Thượng đỉnh ngày Thứ Ba (12/6) có thể có tác động tích cực. Dù không hẳn là một giải pháp, nó có tiềm năng trở thành bước đầu mở ra con đường đúng đắn. 

Giống như một nền tảng, Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân phải được duy trì mạnh mẽ. Nó là trung tâm của các điều kiện để giải trừ hạt nhân toàn cầu”.

Có lẽ đây là ý kiến đánh giá đúng mực nhất, thích hợp với quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên nói riêng và toàn cầu nói chung, trong bối cảnh tranh chấp về địa –chính trị đang diễn ra rất phức tạp và khó lường trên phạm vi quốc tế. 

Một quá trình, nếu có, thì không thể diễn ngay trong ngày một ngày hai được. 

Đúng như người đứng đầu Bộ phận Giám sát và Phối hợp thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc Tế IAEA, Tariq Rauf, nhận định rằng tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên sẽ phải diễn ra trong vòng ít nhất từ 15 đến 20 năm:

“Về mặt thực tiễn, tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên sẽ mất từ 15 đến 20 năm.

Giả sử nếu Triều Tiên có 10 hoặc 20 quả bom, ngay đến các quốc gia nhiều kinh nghiệm như Nga và Mỹ cũng chỉ có thể tháo dỡ 1 đến 2 quả bom mỗi tháng.

Trong khi đó về lý thuyết thì Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên không có công nghệ hiện đại như 2 quốc gia này nên họ khó lòng có thể tháo dỡ đầu đạn hạt nhân theo tốc độ như vậy.

Mỗi quả bom có đến 6.000 thành phần và do đó sẽ phải mất từ 2 đến 3 năm để Triều Tiên tự tháo dỡ bom hạt nhân.

Ngoài ra còn có các cơ sở vật chất, Triều Tiên có diện tích ở mức trung bình, để xác thực rằng không còn bất cứ nơi đâu ở Triều Tiên còn sót vũ khí không khai báo là quá trình rất mất thời gian”.

Từ những nhận xét, bình luận nêu trên, chúng tôi muốn liên hệ đến tình hình Biển Đông, một khu vực địa –chính trị, địa – kinh tế, địa – chiến lược liên quan mật thiết với những diễn biến của  khu vực Đông Bắc Á, trong đó có vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. 

Nếu tình hình diễn biến thuận lợi như nhận định theo luồng ý kiến thứ nhất chúng tôi dẫn trên đây, một khi mối đe dọa từ Triều Tiên biến mất, Mỹ sẽ rảnh tay để triển khai những cam kết của mình với các đồng minh và đối tác ở châu Á;

Mục đích của Mỹ là để ngăn những mối đe dọa từ Trung Quốc, khiến ngày càng nhiều nước chấp nhận đi theo quỹ đạo của Mỹ. 

Điều này sẽ gây bất lợi cho Trung Quốc.

Tất nhiên, Bắc Kinh sẽ tìm cách kéo dài tiến trình này để họ có điều kiện tiếp tục triển khai chiến lược độc chiếm Biển Đông, rút ngắn quãng đường vươn lên tranh giành vị trí siêu cường của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Điều này sẽ dẫn tới việc các đồng minh của Mỹ tìm cách chạy đua vũ trang và cũng sẽ đẩy tình trạng bất ổn gia tăng. 

Vì vậy, Trung Quốc đang tiếp tục cho triển khai nhiều hoạt động trong suốt những năm qua như: áp đặt và tìm cách hợp thức hóa yêu sách chủ quyền ở Biển Đông; tăng cường sức ép ngoại giao và tiến hành tập trận quân sự gần Đài Loan;

Triển khai tàu và máy bay tới gần quần đảo tranh chấp quần đảo Senkaku với Nhật Bản ở biển Hoa Đông; xây dựng và hiện đại hóa các lực lượng vũ trang; cũng như đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Để làm được điều đó, Trung Quốc vẫn xem chương trình hạt nhân của Triều Tiên là “công cụ hữu hiệu để phục vụ các mục đích lớn như giảm bớt vị thế chiến lược của Mỹ ở châu Á.

Theo chúng tôi, Biển Đông hậu Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ vẫn tiếp tục cuộn sóng. 

Các quốc gia có các quyền và lợi ích chính đáng ở Biển Đông vẫn tiếp tục bị xâm phạm bởi tham vọng của Trung Quốc ;

Đồng thời các nước này sẽ không ngừng bị đe dọa, uy hiếp bởi cuộc tranh chấp về địa- chính trị tiếp tục diễn ra ngày càng quyết liệt giữa các siêu cường quốc tê, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. 

Cuộc đua cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ – Trung trở nên căng thẳng ngay trước thềm hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều diễn ra ở Singapore vào ngày 12/6, khi Mỹ đồng thời có cả tuyên bố và hành động nhằm phản đối hoạt động quân sự hóa trái phép của Bắc Kinh ở Biển Đông. 

Nếu tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên được xóa bỏ sẽ có thể dẫn tới việc hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ được tự do cơ động ở toàn khu vực. 

Nói cách khác, một khi trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Hàn Quốc được giảm bớt, các binh sĩ Mỹ hoạt động trên bán đảo Triều Tiên sẽ được sử dụng làm nguồn lực triển khai sức mạnh tới nhiều khu vực khác tại châu Á – Thái Bình Dương như: Nhật Bản, Singapore, Australia và Philippines…

Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ tái thiết trọng tâm đối phó với hoạt động mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực

RELATED ARTICLES

Tin mới