Mỹ là kẻ thúc đẩy cuộc đảo chính Maidan 2014 ở Quảng trường Độc Lập và cuộc nội chiến giữa chính quyền Kiev với ly khai Donbass, miền Đông Ukraine.
Mặc dù vai trò trực tiếp của Bộ Ngoại giao Mỹ trong việc ngăn chặn sự kết tội công bằng của người dân Ukraine với một tổng thống được bầu dân chủ như ông Viktor Yanbukovych, mà chỉ chăm chăm kích động cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của ông này, đã được thừa nhận rộng rãi như là một phần của lịch sử biến động chính trị ở Ukraine, nhưng ít người biết được những báo cáo về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở quốc gia này.
“Bàn tay đen” của giới chính trị-quân sự Mỹ trong cuộc đảo chính ở Ukraine tháng 2/2014
Cựu Tổng thống Mỹ Barak Obama đã nhận được khoản đầu tư trị giá 5 tỉ dollars của chính phủ Mỹ để tài trợ thay đổi cơ bản về thể chế chính trị, kinh tế và văn hóa của Ukraine trên thế giới là những điều mà các phương tiện truyền thông lớn trên thế giới đã đưa tin.
Còn những điều “mờ ám” chưa (hoặc không) nhận được sự giám sát sâu rộng của truyền thông là sự tham gia của quân đội Mỹ và CIA vào đất nước này đã có từ rất sớm, và ngày càng nhiều kể từ khi cuộc xung đột dân sự trong nước bắt đầu.
Rất nhiều những nghiên cứu đã cho thấy sự hiện diện của những tay súng bắn tỉa người Gruzia được phương Tây huấn luyện trên Quảng trường Maidan vào cái ngày định mệnh 20 tháng 2 năm 2014, khơi mào cho cuộc đảo chính rung chuyển cả châu Âu.
Thảm kịch này đã diễn ra chỉ 2 tháng sau chuyến thăm Kiev và gặp gỡ các nhà lãnh đạo đảo chính (hồi giữa tháng 2) của Giám đốc CIA John Brennan. Đây là là một dấu hiệu đặc trưng để thế giới nhận biết rằng, các cơ quan tình báo của Mỹ đã bí mật tham gia đầy đủ vào bộ phim đang diễn ra ở Quảng trường Độc Lập của thủ đô Kiev.
Thậm chí đã có những nỗ lực cố gắng ám sát Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovich, vị tổng thống Ukraine được sự ủng hộ rất lớn của cứ dân chủ yếu nói tiếng Nga ở những vùng bất đồng chính kiến này và bán đảo Crimea (đã sáp nhập vào Nga một tháng sau đó).
Vào tháng 3 năm 2014, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một gói viện trợ trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine, tiếp theo là thêm 53 triệu USD viện trợ quân sự (vũ khí phi sát thương) vào cuối năm đó. Còn Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã tài trợ 26 tỷ đô la dollars viện trợ tài chính cho chính phủ mới lên cầm quyền ở Kiev.
Những liều doping tiền này đã tiếp sức cho Kiev. Tuyên bố của chính quyền thân phương Tây về một hoạt động chống khủng bố là một dấu hiệu rõ ràng rằng Hoa Kỳ đứng đằng sau nỗ lực quân sự đối đầu với sự phản đối ngày càng tăng ở các tỉnh Donetsk và Lugansk, phía đông Ukraine.
Điều bất ngờ là Cơ quan an ninh của Ukraine (SBU) đã được chỉ định chỉ huy “hoạt động chống khủng bố” chứ không phải Bộ Quốc phòng. Bất cứ ai từ chối thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ đảo chính sẽ bị dán nhãn là kẻ khủng bố và phải bị tiêu diệt.
Nhưng những gì tiếp theo là một chiến dịch quân sự toàn diện, có hệ thống “để khủng bố và khuất phục những người dân được coi là nổi loạn” ở hai khu vực này, bất chấp thực tế là họ có mối quan tâm đến vận mệnh của mình và lo sợ rằng nền văn hóa, lợi ích và phúc lợi của họ sẽ không được chấp nhận và bảo vệ bởi chính phủ mới thân phương Tây.
Chiến dịch quân sự thất bại ở Donbass và cái gọi là “bàn tay đen của Nga”
Vào đầu tháng 9 năm đó, các cuộc tấn công quân sự của Lực lượng Vũ trang UKraine (UAF) đã bị đánh bại một cách chóng vánh và nhục nhã, lên đến đỉnh điểm trong trận chiến bao vây “cái túi Ilovaisk”, còn được gọi là “nồi hầm” hay “nồi hơi”, hoặc “cối xay thịt” Ilovaisk.
Vào tháng 4 năm 2015, Quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn thêm 75 triệu dollars viện trợ quân sự cho tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko bằng cách thông qua “Sáng kiến bảo đảm châu Âu”.
Ngay sau đó, UAF đã cố gắng lần thứ hai để giải quyết vấn đề ở phía đông bằng biện pháp quân sự, khởi động cuộc tấn công lớn hơn vào mùa đông năm 2015, để chia cắt và chinh phục 2 quốc gia tự xưng ở vùng Donbass là “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR).
Cuộc tấn công này lại kết thúc với một thất bại thảm hại hơn, sau cuộc vây hãm gần 10.000 quân Ukraine ở Debaltseve – địa danh tiếp tục được gán cho biệt danh giống như ở Ilovaisk.
Vào thời điểm này, nếu các lực lượng dân quân DPR và LPR có đủ nguồn nhân lực, toàn bộ khu vực Donetsk và Lugansk có thể đã được giải phóng và đường giới tuyến tiếp xúc như hiện nay sẽ trông hoàn toàn khác.
Trong các cuộc đụng độ vào mùa đông năm đó, quân nổi dậy Donbass đã phá hủy hoặc thu hồi một số hệ thống radar của Mỹ, nhiều phương tiện cơ động và một số vũ khí hạng nhẹ, vũ khí cá nhân, súng bắn tỉa hạng nặng và đạn dược do Mỹ cung cấp.
Sau một năm liên tiếp thất bại và choáng váng trên chiến trường, Hoa Kỳ đã quyết định nắm lấy và thúc đẩy tuyên truyền của Poroshenko về cái gọi là “quân đội Nga thường xuyên can thiệp vào cuộc xung đột, tham gia vào cuộc xâm lược của đất nước”, để làm cái cớ biện minh cho thất bại ở miền Đông Ukraine.
Mặc dù hoàn toàn vô căn cứ, Mỹ và chính quyền Kiev đã rêu rao rằng, các tình nguyện viên và các cố vấn quân sự Nga đã hỗ trợ cho lực lượng DPR/LPR và cung cấp cho họ sự hỗ trợ về vũ khí và tình báo, thậm chí là các lực lượng quân sự Nga đã thường xuyên tham gia vào cuộc xung đột ở miền Đông của đất nước này.
Với một quân đội Nga đã đảm bảo quá trình sáp nhập bán đảo Crimea có vị trí chiến lược quan trọng trong năm 2014 không để xảy ra bất cứ thương vong nào và không phải đối mặt với sự kháng cự từ UAF, lực lượng vũ trang Ukraine đơn giản là “không có cơ hội” trong cuộc chiến ở miền Đông. Và trên thực tế, không có bằng chứng nào có thể khẳng định rằng, các đơn vị quân đội thường trực của Nga đã tham chiến và là nguyên nhân chính cho thất bại kinh hoàng của UAF vào tháng 1 năm 2015.
Bằng chứng và sự thật chẳng có ý nghĩa gì với tâm trạng thù địch của Hoa Kỳ đối với Nga. Và như thế, thật dễ hiểu là tại sao Moscow đã trở thành “cơn cuồng loạn” trên tất cả các kênh chính trị và phương tiện truyền thông phương Tây.
Lập căn cứ huấn luyện ở miền Tây Ukraine, bước đi đầu tiên của NATO áp sát biên giới Nga
Bắt đầu từ tháng 2 năm 2015, một tháng sau trận đánh “không có chỗ trốn” ở Debaltseve, quân đội Hoa Kỳ bắt đầu lên kế hoạch đầu tiên trong số nhiều đợt triển khai binh sĩ quân đội Mỹ đến Ukraine, với mục đích chính là đào tạo quân đội Ukraine.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Mỹ đã thành lập một trung tâm huấn luyện quân sự mới ở phía tây Quốc gia này, được gọi bằng cái tên mỹ miều là “Trung tâm An ninh và Gìn giữ Hòa bình Quốc tế Yavoriv”, cách không xa L’viv. Trung tâm này nằm ở cực tây của Ukraine, đối địch với các nước cộng hòa ly khai của Donbass ở cực đông.
Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu nhiệm vụ đào tạo của mình với một đội quân nhỏ dược luân phiên triển khai đến Ukraine, mỗi đợt gồm 300 binh sĩ của Lữ đoàn Đổ bộ Đường không 173 đóng tại Vicenza, Italia; với mục tiêu ban đầu là đào tạo bốn đơn vị của Cảnh sát Quốc gia Ukraine.
Mỹ mở căn cứ huấn luyện binh sĩ Ukraine ở miền Tây nước này
Theo tường thuật của trang “Tin tức Quốc phòng” (Defense News) của Mỹ vào thời điểm đó, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ là Trung tá Vanessa Hillman nói rằng, khóa đào tạo được triển khai nhằm mục đích “hỗ trợ Ukraine tăng cường khả năng thực thi pháp luật, bảo vệ nội bộ và duy trì luật pháp trên các vùng lãnh thổ của đất nước”.
Mục đích ban đầu của nỗ lực của quân đội Mỹ là đào tạo các đơn vị có biên chế tương đương cấp tiểu đoàn của Cảnh sát Quốc gia Ukraine, nhằm tăng cường khả năng thực thi pháp luật và bảo vệ dân sự.
Không lâu sau khi có các thông báo chính thức của Mỹ, các phương tiện truyền thông chính và các phương tiện truyền thông độc lập bắt đầu cho thấy lính Mỹ đào tạo các đối tác người Ukraine của họ trong chiến thuật đơn vị nhỏ và việc sử dụng vũ khí cá nhân và vũ khí hỗ trợ phù hợp.
Các khoa mục sớm được mở rộng để tư vấn cho các sĩ quan Ukraine về các kỹ thuật và quy trình kiểm soát và chỉ huy hiệu quả, cũng như kết hợp thành công trang bị-vũ khí với chiến-kỹ thuật chiến tranh bất đối xứng, để chống lại “chiến tranh lai” của Nga được sử dụng ở Donbass.
Công tác huấn luyện ban đầu được công khai như là một hoạt động để đào tạo các thành viên của Lực lượng Cảnh sát Quốc gia Ukraine, nhưng thực chất đã biến thành một nỗ lực lớn hơn và phối hợp để đào tạo toàn bộ lực lượng vũ trang Ukraine như một khối thống nhất, để có thể tiến hành thành công các hoạt động tấn công chống lại hai nước Cộng hòa tự xưng ở Donbass.
Việc Mỹ và NATO nhanh chóng triển khai Trung tâm An ninh và Gìn giữ Hòa bình Quốc tế tại cơ sở đào tạo Yavoriv ở phía tây Ukraine diễn ra chỉ 2 tháng sau trận thảm bại ở Debaltseve là một minh chứng sống động nhất, nói lên mục đích sâu xa của Mỹ.
Trong kỳ sau chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về việc Mỹ đã huấn luyện cho Quân đội Ukraine những vấn đề gì và biến họ thành cái gì; cùng với quá trình Mỹ-NATO từ từ đưa quân đến sát biên giới của Nga như thế nào.