Wednesday, January 22, 2025
Trang chủBiển nóngMỹ, Trung chiến tranh thương mại có thể gây tổn thất ra...

Mỹ, Trung chiến tranh thương mại có thể gây tổn thất ra sao với Việt Nam?

Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ có ảnh hưởng gián tiếp sâu xa, có thể phá hoại nghiêm trọng thương mại toàn cầu, bởi vì 2/3 hàng hóa thương mại có liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu.

Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Ảnh: Chinatimes.

Quyết định áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD của Mỹ đã chính thức có hiệu lực từ ngày 6/7. Ngay lập tức, chính phủ Trung Quốc thề sẽ nhanh chóng đưa ra các biện pháp đáp trả tương tự, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đi vào con đường nguy hiểm nổ ra chiến tranh thương mại toàn diện.

Hãng tin Reuters Anh cho rằng chiến tranh thương mại Trung – Mỹ có ảnh hưởng gián tiếp sâu xa. Thương mại toàn cầu có thể bị phá hoại nghiêm trọng, bởi vì 2/3 hàng hóa thương mại có liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu.

Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Petersen cho rằng sẽ có gần 2/3 hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc đến từ các doanh nghiệp tham gia cổ phần vốn đầu tư nước ngoài, điều này có thể khiến cho các biện pháp thuế quan mà Mỹ nhằm vào Trung Quốc vượt qua phạm vi mục tiêu tấn công của họ. Nhìn vào tình hình đầu tư nước ngoài, những nguồn vốn này đa số đến từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Một số tổ chức phân tích hàng đầu của ngân hàng DBS Singapore cho rằng ảnh hưởng đối với kinh tế Mỹ có thể lớn hơn Trung Quốc, bởi vì Mỹ áp đặt thuế quan có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Trung Quốc, hơn nữa chính phủ Mỹ còn liên lụy tới các xung đột thương mại khác.

Tính không chắc chắn về thương mại có thể làm cho các ngân hàng hết sức thận trọng trong việc cho vay đối với những ngành nghề bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến sự biến động của vật giá và cho vay tín dụng, có thể sẽ còn thủ tiêu ý muốn đầu tư của doanh nghiệp.

Nếu thuế quan ảnh hưởng đến khâu tiêu dùng, có thể tấn công nhu cầu trong nước và niềm tin của người tiêu dùng. Tất cả những phương diện này sẽ còn bị ảnh hưởng từ sự biến động tăng lên của thị trường tài chính.

Một mô hình của tổ chức Pictet Asset Management dự đoán, nếu có 10% thuế quan thương mại với Mỹ tác động hoàn toàn đến người tiêu dùng thì có thể sẽ đẩy kinh tế toàn cầu đi vào đình trệ, khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp trên toàn cầu giảm 2,5%.

Phân tích của ngân hàng DBS Singapore cho thấy dựa trên mức độ mở cửa thương mại và tác động đến chuỗi cung ứng, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và Singapore là những nền kinh tế gặp rủi ro cao nhất ở châu Á.

Số liệu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy Đài Loan là nền kinh tế chịu tác động cao ở châu Á với mức trên 8% GDP. Thứ hai là Malaysia (6%), sau đó là Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore (4 – 5%); tiếp theo là Philippines, Thái Lan và Việt Nam (khoảng 3%) cùng với Australia, Nhật Bản và Indonesia (khoảng 2%).

Frederic Neumann, đồng giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Hồng Kông cho rằng: “Quan hệ Trung – Mỹ rất quan trọng trong thương mại toàn cầu, sẽ có tác động đến toàn cầu, ảnh hưởng khó có thể dự đoán”.

Ngoài ra, theo tờ Nhật báo Phố Wall Mỹ, chủ tịch Ngân hàng Bank of England Mark Carney cảnh báo, thuế quan cao hơn giữa Mỹ và các đối tác thương mại chủ yếu của họ có thể sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Tranh chấp thương mại Trung – Mỹ không ngừng mở rộng, khiến cho thị trường toàn cầu cảm thấy bất an.

Mark Carney cho rằng chiến tranh thương mại sẽ gây tổn thất trực tiếp cho kinh tế toàn cầu bằng cách làm giảm thương mại, đồng thời gây tổn thất gián tiếp cho kinh tế toàn cầu thông qua những vấn đề cụ thể sau: Niềm tin của thương nhân và người tiêu dùng giảm đi, lạm phát tăng lên, tăng trưởng năng suất chậm lại.

Theo Mark Carney, đã có những dầu hiệu sơ bộ cho thấy môi trường thương mại mang tính thù địch hơn và không xác định này có thể sẽ làm cho hoạt động kinh tế bị kiềm chế. Các biện pháp điều tra cho thấy các đơn đặt hàng xuất khẩu và sản lượng ngành chế tạo toàn cầu đang giảm xuống.

Mark Carney cảnh báo, chiến tranh thương mại có thể trở thành chất xúc tác làm cho kinh tế tiếp tục phát triển chậm lại.

Những đe dọa thuế quan nhằm vào nhau của Washington và Bắc Kinh là một xung đột mới nhất trong tranh chấp thương mại không ngừng mở rộng. Mark Carney cảnh cáo, do ảnh hưởng đến niềm tin thương mại rất lớn, các nước trên thế giới đều tồn tại rủi ro “chi phí tín dụng tăng lên, tăng trưởng năng suất chậm lại”, chiến tranh thương mại toàn cầu diễn ra càng dài, ảnh hưởng của nó càng lớn.

RELATED ARTICLES

Tin mới