Wednesday, November 27, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ, TQ đại chiến thương mại: Cơ hội từ "sự phá hoại"

Mỹ, TQ đại chiến thương mại: Cơ hội từ “sự phá hoại”

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 24/7 đã đăng bài viết của học giả Ấn Độ đến từ Học viện quan hệ quốc tế, Đại học Nehru Ấn Độ, bàn về những tác động tích cực đến từ cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ.

Mỹ đang gây chiến tranh thương mại trên phạm vi thế giới. Ảnh: Sina.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 24/7 đã đăng bài viết của học giả Ấn Độ đến từ Học viện quan hệ quốc tế, Đại học Nehru Ấn Độ, bàn về những tác động tích cực đến từ cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ.

Bài viết cho rằng, là nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai thế giới, chiến tranh thương mại giữa Mỹ – Trung còn chưa được tiến hành hoàn toàn, thế giới đã xuất hiện rất nhiều phỏng đoán và phân tích, hơn nữa đa số đều tập trung vào kết quả tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại này. Nhưng, chiến tranh thương mại cũng có thể đem lại nhưng kết quả tích cực.

Cơ hội từ sự “phá hoại”

Chắc chắn rằng trong con mắt của tầng lớp lãnh đạo Mỹ, kim ngạch thương mại nhập khẩu với Trung Quốc của họ gấp 4 lần xuất khẩu sang Trung Quốc, vì vậy áp dụng biện pháp mạnh hơn để tiếp tục tiến hành cuộc chiến thuế quan. Đồng thời, Trung Quốc cũng có đủ “hỏa lực”, dựa vào thực lực tài chính và tiền tệ to lớn để ứng phó. Trung Quốc đã ứng phó thành công vấn đề giảm tốc độ phát triển kinh tế sau khi kinh tế toàn cầu phát triển chậm lại vào năm 2007.

Nhưng, Trung Quốc và Mỹ đều có thực lực to lớn và sức dẻo dai, được một số chuyên gia cho là sẽ làm cho toàn thế giới trở nên gay go hơn; các công ty và người tiêu dùng sẽ bị trừng phạt, các cơ chế đa phương, quy định thương mại tự do và toàn cầu hóa dựa trên quy tắc sẽ bị phá hoại.

Nhưng, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động “đại chiến thuế quan” không chỉ nhằm vào Trung Quốc, mà còn nhằm vào phần lớn đồng minh, đối thủ của Mỹ và các nước trung lập. Điều này xem ra có khả năng sẽ khiến cho Mỹ rơi vào cô lập, tiến tới làm thay đổi quá trình và kết cấu quản trị tài chính toàn cầu.

Về cuộc chiến tranh thương mại này, cũng cần phải nhìn nhận những kết quả tích cực có thể xuất hiện. Chiến lược “phá hoại” của ông Donald Trump đã cung cấp cơ hội cho các nước tìm kiếm khả năng thay thế, thậm chí liên minh.

Một mặt, chiến tranh thương mại đã dẫn đến những tranh luận về cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO); mặt khác, sau khi ông Donald Trump quyết định Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), những tiếng nói kêu gọi Trung Quốc gia nhập hiệp định này (nay là CPTPP) bắt đầu xuất hiện.

Sự xuất hiện của tình hình này một phần là do Trung Quốc đã trở thành người tham gia chủ yếu của Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Những xu thế này làm cho mức độ Trung Quốc được thị trường các nước khác chấp nhận tăng mạnh, không chỉ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của phần lớn các nước, mà còn trở thành “người đi đầu” của toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trung Quốc có nhiều đối tác thương mại hơn

Một số xu thế hoàn toàn khác với trên đây cũng rất rõ rệt, bất cứ nhà quan sát nhạy cảm nào cũng sẽ không bỏ qua. Thương mại của Trung Quốc với các nước châu Phi từ năm 2000 đến nay đã tăng trưởng gấp 10 lần, hơn nữa châu Phi đến nay có trên 1 triệu người Trung Quốc làm việc, tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trái lại, tháng 3/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tăng thuế lên mặt hàng thép và nhôm, gây tác động đến Nam Phi, nước có kim ngạch xuất khẩu thép, nhôm năm 2017 là 1,32 tỷ USD. Tháng 3/2018, Mỹ còn tạm dừng miễn thuế dệt may cho Rwanda, bởi vì Rwanda cùng với Tanzania, Uganda lựa chọn cấm nhập khẩu trang phục cũ của Mỹ.

Tương tự, sau khi rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị các đồng minh khu vực nghi ngờ.

Cách đây không lâu, hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 8 Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – các nước Ả rập đã được tổ chức ở Bắc Kinh, các nước Ả rập đã bày tỏ ủng hộ sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc.

Tuần trước, tại hội nghị cấp cao Trung Quốc – EU ở Bắc Kinh, chủ tịch EU kêu gọi Trung Quốc và Mỹ sớm đạt được phương án giải quyết.

Điều cần nhấn mạnh là, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc hiện nay là EU, chứ không phải Mỹ. Mặc dù EU và Mỹ có sự thân cận trong lịch sử, nhưng lại xảy ra cuộc chiến gay gắt về thuế quan giữa hai bên.

Trung Quốc đã đóng góp cho 1/3 tăng trưởng kinh tế toàn cầu, bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào đối với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đều sẽ gây hiệu ứng tương đối lớn. Bởi vì Trung Quốc nằm ở vị trí trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thậm chí hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc đã có tác dụng thúc đẩy kinh tế Mỹ.

Một số nghiên cứu của chuyên gia Mỹ cho thấy, cuộc chiến tranh thương mại này đang làm giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ, tác động đến việc làm của ngành chế tạo tại những khu vực cử tri cốt lõi của ông Donald Trump.

Trái lại, dự đoán, tốc độ tiêu dùng trong nước của Trung Quốc sẽ tăng nhanh hơn Mỹ gấp 4 lần. Vì vậy, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ngày càng chặt chẽ, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng của châu Á (trừ Nhật Bản) cũng nhanh hơn Mỹ 3 lần.

Không gian thương mại Trung – Ấn mở rộng

Đây chính là cơ hội mới cho Ấn Độ – quốc gia láng giềng lớn nhất của Trung Quốc trong quan hệ kinh tế hai nước, hơn nữa bản thân Ấn Độ cũng chịu thiệt hại từ việc Mỹ tăng thuế thép, nhôm. Hiện nay, một số kết quả tích cực từ cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đã đủ cho thấy, các chuyên gia có thể quan sát kỹ lưỡng để đưa ra những dự báo cho xu hướng tương lai.

Ở cấp độ rõ ràng nhất, cùng với việc Trung Quốc tăng thu thuế quan 25% đối với đậu tương của Mỹ, họ đã miễn thuế cho 6 nước thành viên hiệp định thương mại châu Á – Thái Bình Dương mua đậu tương và thức ăn chăn nuôi, trong đó có Ấn Độ.

Kết quả này là Ấn Độ tăng mạnh xuất khẩu đậu tương, gạo và bông sang Trung Quốc. Điều này có ảnh hưởng sâu xa đối với nông nghiệp Ấn Độ vốn rơi vào khó khăn trong vài năm.

Tuy nhiên, điều có ảnh hưởng sâu sắc nhất có thể nói là ngành điện ảnh Bollywood của Ấn Độ. Hình tượng của Bollywood trong lòng người dân Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng. 3 năm qua, 8 bộ phim Bollywood đã thu được 3 tỷ Nhân dân tệ tại Trung Quốc.

Năm 2017, bộ phim “Wrestle! Dad” đã trở thành bộ phim nước ngoài kiếm được nhiều tiền nhất ở Trung Quốc. Việc tăng thuế đối với các sản phẩm văn hóa như phim Hollywood sẽ tăng nhu cầu của Trung Quốc đối với phim Ấn Độ, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Phim Ấn Độ giành được nhiều công chúng hơn ở Trung Quốc, có thể trở thành “cầu nối hiệu quả nhất” để nhân dân hai nước hiểu nhau, từ đó cải thiện quan hệ hai nước.

Tương tự, cũng có cơ quan xuất khẩu Trung Quốc sẽ phát triển tương tự nhờ chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Mỹ tăng thuế lên các thiết bị pin năng lượng mặt trời và các năng lượng tái sinh khác của Trung Quốc là tin tốt đối với sự phát triển năng lượng của Ấn Độ. Trung Quốc cũng là một nhà cung ứng chủ yếu cho các dự án phát điện truyền thống của Ấn Độ.

Vì vậy, nếu Trung Quốc và Ấn Độ hợp tác thì có thể chuyển hóa những thách thức từ chiến tranh thương mại Trung – Mỹ thành cơ hội mang tính lịch sử để thúc đẩy phát triển thương mại Ấn – Trung. Hơn nữa thương mại song phương là trụ cột mạnh nhất để hai nước trở nên hữu nghị hơn và bắt tay hợp tác.

RELATED ARTICLES

Tin mới