Wednesday, November 27, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 26/07/2018

Bản tin Biển Đông ngày 26/07/2018

Bản tin Biển Đông ngày 26/07/2018.

COC phải thật sắc bén

Ngày 26/7, The Edge Financial Daily đưa tin ngày 25/7, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah cho biết Malaysia hy vọng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phải thật sắc bén để giải quyết các tranh chấp ở khu vực này. Nếu không, Malaysia sẽ cân nhắc việc kiện Trung Quốc ra Tòa liên quan đến Đá Hoa Lau (Malaysia gọi là Pulau Layang Layang). Ông Saifuddin cho rằng có nhiều bên tranh chấp ở Biển Đông, trong đó Trung Quốc là kẻ muốn đóng vai trò lớn hơn về mặt địa chính trị, “hiện không có kế hoạch nào về việc kiện Trung Quốc ra tòa, nhưng chúng tôi đang củng cố các biện pháp để đối phó với hành vi của Bắc Kinh, do vậy, COC cần phải được đẩy nhanh”. Tuy nhiên, ông Saifuddin cũng bảo đảm với Quốc hội rằng Malaysia sẽ không đưa hạm đội hải quân ra Biển Đông để đối phó với Trung Quốc nếu không có lý do rõ ràng.

Kế hoạch cho hợp tác dầu khí ở Biển Đông

Ngày 25/7, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ công bố bản Kế hoạch cho hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông. Đây là sản phẩm nghiên cứu thứ hai của Nhóm chuyên gia về Biển Đông của CSIS nhằm tìm kiếm một mô hình khả thi cho các bên yêu sách có thể quản lý các tranh chấp biển của mình.

Bản Kế hoạch đánh giá sự cạnh tranh về các nguồn dầu khí đã liên tục châm ngòi cho các cuộc đụng độ giữa các bên tranh chấp ở Biển Đông trong những năm gần đây, đặc biệt là giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Nỗ lực hợp tác gần đây nhất trong lĩnh vực này là Thỏa thuận Khảo sát địa chấn 3 bên từ năm 2005-2008 mà dẫn đến những nghi ngại trong nội bộ Philippines. Từ cuối năm 2016, Philippines và Trung Quốc đã bắt đầu thảo luận về cùng khai thác khí đốt tại Bãi Cỏ Rong, nhưng thực tế có rất ít tiến triển rõ ràng.

Dù hiện nay hợp tác dầu khí gặp nhiều khó khăn cả về mặt pháp lý lẫn chính trị, bản Kế hoạch do Nhóm chuyên gia của CSIS xây dựng cho rằng các bên vẫn có thể tiến hành hợp tác một cách công bằng, phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như pháp luật các bên liên quan. Bản Kế hoạch đề xuất một số biện pháp sau: (i) Trung Quốc cần phải chấp nhận rằng việc bảo đảm một phần chia sẻ lợi nhuận từ các nguồn dầu khí ở Biển Đông sẽ là đủ để đáp ứng nhu cầu về “quyền lịch sử” của họ. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh phải chấp nhận một hệ thống mà trong đó, các bên tranh chấp khác thực thi quyền tài phán bằng cách cấp giấy phép thăm dò dầu khí miễn là có phần của Trung Quốc trong tổng lợi nhuận. (ii) Tất cả các bên tranh chấp phải sẵn sàng từ bỏ việc khoan dầu khí dựa trên yêu sách các vùng biển tính từ các đảo, đá tranh chấp ở Biển Đông.

Để làm được điều đó, các bên tranh chấp cần phải thống nhất về:

(i) Thành lập liên doanh dưới hình thức một thực thể thương mại mới ở mỗi quốc gia ven Biển Đông, bao gồm công ty dầu khí quốc gia và các đối tác từ các bên tranh chấp khác nếu có mong muốn đầu tư. Mỗi doanh nghiệp đơn lẻ của liên doanh này sẽ được quyền thăm dò và khai thác nguồn khí đốt ở vùng biển ngoài khơi bờ biển quốc gia đó.

(ii) Trong khi chờ giải pháp phân định biển cuối cùng, tất cả các quốc gia ven Biển Đông có thể cấp phép thăm dò, khai thác dầu khí trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của mình. Tại các khu vực chồng lấn, trừ khi có thỏa thuận song phương trước đó, cần phải xác định một đường trung tuyến để quyết định quốc gia nào có quyền tạm thời trong việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác.

(iii) Không tiến hành thăm dò dầu khí tại các khu vực bảo tồn nghề cá gồm các rặng san hô quan trọng ở Biển Đông, trong đó có các khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough và bãi cạn Luconia, theo như đã được xác định bởi một tổ chức đa phương gồm các chuyên gia độc lập và các quan chức trong khu vực.

(iv) Giải pháp tạm thời là một hoặc nhiều tập đoàn tiến hành khảo sát chung dầu khí tại khu vực đáy biển ở giữa Biển Đông, ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển các quốc gia.

Areas in which South China Sea claimants should have provisional rights to license hydrocarbon exploration and production, pending a final delimitation of claims.

RELATED ARTICLES

Tin mới