Mỹ không coi tàu sân bay mới của Trung Quốc là mối đe doạ nghiêm trọng, bởi họ tin rằng ngay cả Hải quân Ấn Độ cũng có thể đánh bại tàu sân bay của Bắc Kinh.
Ảnh minh hoạ
Theo trang mạng tiếng Trung toutiao.com, gần đây, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc đã hoàn thành công tác chuẩn bị, rời xưởng đóng tàu Đại Liên để bắt đầu thử nghiệm trên biển giai đoạn 2.
Chuyên gia quân sự cho rằng, nếu đợt thừ nghiệm trên biển lần 2 có thể hoàn thành thuận lợi thì tàu này sẽ được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc sử dụng vào cuối năm 2018. Nó cùng với tàu Liêu Ninh tạo thành nhóm chiến đấu 2 tàu sân bay, khi đó cục diện mặt nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ thay đổi rất lớn.
Tuy nhiên, đối với Mỹ, việc thử nghiệm trên biển của tàu sân bay Trung Quốc không quá đáng lo ngại, vì xét cho cùng tàu sân bay của Trung Quốc vẫn lạc hậu hơn so với tàu sân bay của quân đội Mỹ, cơ bản không thể tạo ra mối đe doạ gì đối với Washington.
Trái lại, quân đội Mỹ còn tin rằng hải quân Ấn Độ cũng có thể đánh bại tàu sân bay Trung Quốc. Truyền thông Mỹ ngày 18/7 có bài viết cho rằng Hải quân Ấn Độ có kế hoạch thử nghiệm tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos mới nhất vào cuối tháng này, lần thử nghiệm mới dự kiến sẽ do một chiến đấu cơ Su-30MKI thực hiện.
Theo Ấn Độ, tên lửa chống hạm BrahMos đã hoàn thành quá trình thử nghiệm phóng từ tàu ngầm và tàu mặt nước, nếu lần phóng thử nghiệm trên không này thành công, quân đội Ấn Độ sẽ sớm thực hiện được kế hoạch trang bị tên lửa siêu thanh BrahMos vào năm 2019.
Đối với giới quan sát nước ngoài, tên lửa BrahMos không phải là vũ khí mới, nó do Nga và Ấn Độ liên kết nghiên cứu từ năm 2006, dựa trên nền tảng tên lửa đối hạm tầm xa P-700 của Nga.
Đối tương trang bị chủ yếu là quân đội Ấn Độ và quân đội nước ngoài, Nga không có ý định mua tên lửa siêu thanh này.
Những năm gần đây, ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ không có nhiều thành công, nếu có cũng chỉ là tên lửa BrahMos.
Giống với các nghiên cứu vũ khí khác, Nga đảm nhận vai trò nghiên cứu công nghệ, Ấn Độ cung cấp tài chính. Tuy nhiên, rất thần kỳ khi Ấn Độ đã thành công nắm vững công nghệ nghiên cứu tên lửa siêu thanh BrahMos, có thể tự sản xuất và lắp ráp tại trong nước.
Phía quân đội Ấn Độ nhiều lần trao đổi với giới truyền thông rằng mục tiêu tác chiến chủ yếu của tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos là tàu mặt nước cỡ lớn của đối phương, như tàu khu trục tên lửa, tàu đổ bộ, tàu sân bay.
Đồng thời, New Delhi nhấn mạnh rằng chỉ cần 1 quả tên lửa BrahMos là đủ để đánh bại tàu sân bay đang phục vụ của các nước, bao gồm tàu sân bay mới của hải quân Trung Quốc.
Sở dĩ quân đội Ấn Độ tự tin như vậy là vì có được sự chứng thực của Hải quân Mỹ, bên cạnh đó là tính năng tác chiến nổi bật của tên lửa BrahMos.
Điều quan trọng nhất là tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos khi tấn công giai đoạn cuối có thể lấy quỹ đạo thẳng đứng gần 90 độ từ trên không rơi xuống tấn công trực tiếp boong tàu sân bay hoặc cầu tàu, rất nguy hiểm.