Thursday, November 28, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLiệu Triều Tiên có ‘nuốt lời’ với Tổng thống Donald Trump?

Liệu Triều Tiên có ‘nuốt lời’ với Tổng thống Donald Trump?

Hôm 14/8, tờ Fox News cho đăng một bài viết của ông Harry J. Kazianis, phân tích những tình huống xảy ra nếu Triều Tiên ‘nuốt lời’ với Tổng thống Trump.

Là giám đốc nghiên cứu quốc phòng tại Trung tâm vì Lợi ích quốc gia, được thành lập bởi cựu Tổng thống Richard M. Nixon, ông Harry cho rằng những bình luận gần đây của bộ trưởng ngoại giao Triều Tiên có thể báo hiệu khả năng lãnh đạo Kim Jong Un phá vỡ cam kết mập mờ của mình, với Tổng thống Trump, trong việc tháo dỡ vũ khí hạt nhân và từ bỏ chương trình tên lửa của Triều Tiên.

Bởi vì ông Kim, cha và ông nội mình, những người đã cai trị Triều Tiên trước đây, tất cả đều có lịch sử nói dối, có thể dẫn chứng bằng tư liệu, về mục tiêu quân sự của Bình Nhưỡng, khi nó phù hợp với lợi ích của họ, người ta sẽ không quá bất ngờ rằng ông Kim đang tiếp tục truyền thống gia đình ‘kiêu ngạo’ này.

Nếu vậy, khu vực Đông Bắc Á cũng rất có thể quay trở lại bên bờ vực chiến tranh, ông Harry nhận định.

Theo truyền thông Iran, trong chuyến thăm đến Iran kéo dài 3 ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho hôm 9/8 tuyên bố: “Mặc dù Triều Tiên đã đồng ý cam kết giải trừ quân bị trong các cuộc đàm phán với Mỹ, chúng tôi sẽ duy trì lâu dài khoa học hạt nhân của mình bởi vì chúng tôi biết rằng người Mỹ sẽ không từ bỏ sự thù địch của họ đối với chúng tôi”.

Theo ông Harry, thật khó để biết chính xác những nhận xét đó của ông Ri Yong Ho có ý nghĩa gì. Ví dụ, liệu có phải Triều Tiên vẫn muốn duy trì các cơ sở nghiên cứu hạt nhân của họ, hoặc họ không muốn làm gì cả để từ bỏ kho vũ khí của mình?

Rõ ràng là những nhận xét như vậy của ông Ri cho thấy sự không hài lòng ngày càng gia tăng của Triều Tiên, trước việc Mỹ cương quyết yêu cầu phi hạt nhân hóa.

Cùng ngày mà ông Ri phát biểu, Bộ ngoại giao Triều Tiên đưa ra một tuyên bố thông qua Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên, trong đó nêu rõ: “Chừng nào Mỹ còn từ chối ngay cả những ‘nghi thức’ cơ bản cho đối tác đối thoại của họ, bám vào ‘kịch bản’ hành động đã ‘lỗi thời’ mà chính quyền trước đó đã cố gắng thực hiện, nhưng thất bại, người ta không thể mong đợi bất kỳ tiến bộ trong việc thực hiện những tuyên bố chung Mỹ – Triều, bao gồm việc phi hạt nhân”.

Dường như chính quyền ông Kim cảm thấy những gì mà Bình Nhưỡng gọi là “các biện pháp thiện chí” gần đây của họ, đang không được chính quyền Trump đền đáp lại.

Những “biện pháp thiện chí” này bao gồm: tạm dừng thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa; đưa ra một tuyên bố ‘đáng ngờ’ rằng Triều Tiên đã tháo dỡ địa điểm thử nghiệm hạt nhân; và trao trả, cái mà Triều Tiên tuyên bố, hài cốt 55 binh lính Mỹ, những người đã bị chết trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên trước đây.

Ông Harry cho rằng không có hành động nào trong những biện pháp này của Triều Tiên có ý nghĩa nhiều trong việc chấm dứt mối đe dọa bom hạt nhân và tên lửa hạt nhân của chính quyền ‘bất hảo’ này. Do có khoảng 5.300 binh lính Mỹ vẫn còn mất tích và được cho là đã chết ở Triều Tiên, việc Triều Tiên được cho là trao trả khoảng 1% số đó sau 65 năm Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, nên được xem như một cử chỉ chiếu lệ, mang tính hình thức.

Nhưng theo Triều Tiên, Mỹ đã không làm đủ để thể hiện sự đánh giá cao của Mỹ về “các biện pháp thiện chí”. Triều Tiên ‘than phiền’ điều nay ngay cả khi Tổng thống Trump đã tạm thời ngừng các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn;

Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đến thăm Bình Nhưỡng; và Tổng thống Trump đã gặp ông Kim tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore vào tháng 6/2018, và khen gợi ông Kim.

Có vẻ như ông Kim quyết tâm làm suy yếu các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ và quốc tế đối với Triều Tiên, cũng như muốn có được tuyên bố chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên, một cuộc chiến đã tạm ngừng bắn vào năm 1953. Nhưng một số người cho rằng ngay cả khi ông Kim có được những thứ này, thì ông Kim vẫn tìm được lý do để duy trì ít nhất một số vũ khí hạt nhân của mình.

Vì vậy, nếu Triều Tiên ‘nuốt lời’, không thực hiện những hứa hẹn của mình trong việc chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân, thì Mỹ và các đồng minh sẽ cần phải làm gì?

Theo ông Harry, có thể chỉ có 3 phương án lựa chọn vào thời điểm này, nhưng không có phương án nào dễ thực hiện.

Phương án 1: Lấy đi bất kỳ lý do nào mà ông Kim có thể sử dụng để duy trì chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Theo ông Harry, sẽ không có hại gì trong việc tuyên bố chiến tranh Triều Tiên đã kết thúc.

Để làm việc này, Tổng thống Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, có thể thu xếp một hội nghị thượng đỉnh 3 bên với ông Kim Jong Un, tại Khu vực phi quân sự, chia tách 2 miền Triều Tiên. Hoặc thậm chí có thể thay đổi hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc – Triều Tiên vừa mới tuyên bố gần đây, trong đó có thêm sự tham gia của Tổng thống Donald Trump. Tại hội nghị thượng đỉnh này, tất cả 3 nhà lãnh đạo, có thể cùng với Trung Quốc và tổng thư ký Liên hợp quốc, sẽ ký một tuyên bố chính thức, chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.

Trong trường hợp, chính quyền ông Trump quan ngại về việc tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh mới, có thể giúp ông Kim có được cơ hội nữa để lợi dụng truyền thông, thì Tổng thống Trump cũng có thể tuyên bố kết thúc chiến tranh theo cách riêng của ông, bằng cách nhắn tin trên mạng Twitter.

Hoặc, nếu muốn theo một cách truyền thống hơn, Tổng thống Trump có thể đưa ra một tuyên bố chính thức hơn, phát biểu hoặc tổ chức một cuộc họp báo.

Tuy nhiên, ngay cả khi có tuyên bố chấm dứt chiến tranh từ phía Mỹ, mà Triều Tiên thậm chí vẫn không nói về phi hạt nhân hóa, thì có lẽ Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ phi hạt nhân hóa. Khi đó, chính sách của Mỹ sẽ phải thay đổi, để phản ánh thực tế mới này, ông Harry đề xuất.

Phương án 2: Áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Triều Tiên, mà một số người gọi là “Áp lực tối đa 2.0”.

Nói một cách đơn giản, phương án này chính là những biện pháp trừng phạt kinh tế và ngăn chặn với một mức độ cứng rắn hơn nhiều so với những gì mà Mỹ đã áp đặt lên Triều Tiên, cho đến nay.

Mỹ và các đồng minh có thể thúc đẩy những hành động như: cấm vận dầu và khí đốt toàn diện; rút ngay lập tức tất cả công nhân lao động Triều Tiên trên toàn thế giới, về nước; phong tỏa hải quân tiềm tàng để đảm bảo ông Kim không thể bán được bất kỳ quả bom nào từ kho vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa của mình, để lấy tiền mặt.

Thật không may, có một rào cản lớn trong việc thực hiện các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc như vậy. Đó chính là Trung Quốc, ông Harry nhận xét.

Ông Harry cho rằng với việc Washington và Bắc Kinh đang ở trong một cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt, thì có rất ít khả năng Trung Quốc sẽ tăng cường áp lực lên ông Kim bởi vì Triều Tiên có thể trở thành ‘lá bài’ cuối cùng [mà Trung Quốc có thể sử dụng với Mỹ].

Với 99% thương mại ra bên ngoài của Triều Tiên là di chuyển qua Trung Quốc, dưới hình thức này hay hình thức khác, một chiến lược gây áp lực tối đa mới lên Bình Nhưỡng, tăng lên hoặc giảm đi, sẽ phụ thuộc vào ý thích của Bắc Kinh.

Và người ta tin rằng, Trung Quốc ít nhất, sẽ yêu cầu chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại, mà nước Mỹ đang tiến hành, với những điều kiện mà Tổng thống Trump có thể thấy rất khó chấp nhận.

Phương án 3: Một số cuộc tấn công quân sự vào các địa điểm hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Theo ông Harry, với việc Triều Tiên đã xây dựng được 65 đầu đạn hạt nhân, có thể dễ dàng phân tán khắp đất nước, thì cơ hội phá hủy tất cả chúng trong một cuộc tấn công quân sự gần như bằng không.

Một cuộc tấn công như vậy cũng có thể dẫn ông Kim đến một sự lựa chọn nguy hiểm. Liệu ông Kim có thể phóng bất kỳ vũ khí hạt nhân nào mà ông Kim vẫn còn sót lại, khi Mỹ và các nước đồng minh không thể phá hủy hết chỉ với một đòn tấn công?

Thực tế cho thấy Triều Tiên đã làm bối rối một số nhà ngoại giao hàng đầu của thể giới trong nhiều thập kỷ. Có thể họ sẽ làm như vậy trong nhiều thập kỷ tới. Mặc dù không ai biết chắc chắn tương lai trên bán đảo Triều Tiên như thế nào, nhưng có một điều có vẻ rõ ràng: cơ hội để chính quyền của ông Kim đầu hàng chỉ sau một cuộc tấn công, là rất ‘ảm đạm’.

Thật đáng buồn nhưng rất thực tế, để có được Triều Tiên đồng ý với ‘tiêu chuẩn vàng’ về phi hạt nhân hóa hoàn toàn, không thể đảo ngược được và có thể kiểm chứng được, là một giấc mơ không thể, ông Harry kết luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới