Những bất đồng trong lịch sử, tầm nhìn thương mại khác nhau và việc hợp tác chống lại Washington vẫn chưa đủ hấp dẫn để Nhật Bản hợp tác với Trung Quốc.
Trung Quốc và Nhật Bản vẫn còn nhiều trở ngại để làm ấm quan hệ. Ảnh: Bloomberg.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso sẽ đến Bắc Kinh vào cuối tuần này để gặp người đồng cấp Trung Quốc Liu Kun, cho thấy khả năng cải thiện quan hệ giữa nền kinh tế thứ 2 và thứ 3 thế giới.
Ông Aso, 77 tuổi, cũng là phó thủ tướng Nhật Bản, dự kiến thảo luận với ông Lưu về việc nối lại và mở rộng một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ tại các cuộc đàm phán.
Trung Quốc đang thúc đẩy việc thay đổi các mối quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng trong bối cảnh Mỹ gia tăng áp lực về thương mại và an ninh.
Liu Jiangyong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, chuyên nghiên cứu Nhật Bản cho biết: “Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đơn phương của Mỹ gây tổn hại cho rất nhiều quốc gia. Các nước này cần tăng cường hợp tác, bao gồm hợp tác giữa Trung Quốc và Nhật Bản, để giảm bớt thiệt hại”.
Nhưng sự hợp tác sâu sắc hơn giữa Bắc Kinh và Tokyo về thương mại hoặc một sự liên minh vững chắc chống lại thuế quan của Mỹ là không chắc chắn, do những bất đồng trong lịch sử, tầm nhìn thương mại khác nhau và không đủ hấp dẫn để hợp tác chống lại Washington.
Nhưng những trở ngại đối với khả năng hợp tác giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn còn rất sâu sắc. Những bất đồng lịch sử và tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết sẽ là các vấn đề bao phủ mối quan hệ giữa hai nước. Việc hiện đại hoá quân sự của Bắc Kinh cũng khiến Tokyo cảm thấy lo lắng.
“Trong ngắn hạn, mọi thứ có thể diễn ra suôn sẻ hơn. Nhưng thật khó để thấy động lực cơ bản tạo ra một sự thay đổi bền vững hơn đối với hội nhập kinh tế”, Tobias Harris, Công ty tư vấn chính trị và kinh tế Teneo Intelligence ở Washington nhận định.
Ngay cả trong lĩnh vực kinh tế, giữa 2 nước không thiếu sự bất đồng. Đầu năm nay, Nhật Bản đã đứng về phía Mỹ và Liên minh châu Âu trong một vụ tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới về các quy định sở hữu trí tuệ của Trung Quốc.
Bắc Kinh và Tokyo cũng khác nhau về quan điểm đối với khuôn khổ thúc đẩy thương mại trong khu vực. Nhật Bản ủng hộ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đã có vai trò đi đầu sau khi Tổng thống Trump rút ra khỏi hiệp định này, trong khi Trung Quốc ủng hộ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mà Bắc Kinh là một thành viên chủ chốt.