Nội bộ các nước trong khối NATO lục đục và có nguy cơ tan rã khi xuất hiện ngày càng nhiều những mâu thuẫn giữa các nước trong tổ chức này.
Nghị viện châu Âu muốn tăng số lượng các đơn vị chiến đấu của EU lên 4 lần.
Đề xuất này xuất hiện trong một báo cáo gần đây của cơ quan lập pháp tổ chức này và được công bố trên trang wed chính thức của họ.
Nguồn tin này cho biết rằng, đề xuất này không chỉ chuyển từ 18 tiểu đoàn chiến đấu thành 18 lữ đoàn mà còn duy trì lực lượng này trong trạng thái luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.
Hiện tại lực lượng quân đội đa quốc gia của EU có 18 tiểu đoàn nhưng thực tế lực lượng sẵn sàng chiến đấu thường xuyên không quá 2 tiểu đoàn. Hơn nữa hoạt động chính của họ là thực hiện các hoạt động nhân đạo và gìn giữ hòa bình.
Những lực lượng này thường được triển khai trong thời gian khoảng 5-10 ngày. Trong một số trường hợp có thể kéo dài tới 120 ngày tùy thuộc vào nhiệm vụ thực hiện.
Đối với các lữ đoàn EU, mỗi lữ đoàn thường gồm 3-5 tiểu đoàn, tổng số người rất lớn tương đương với một trung đoàn. Tuy nhiên không một đơn vị nào trong các đơn vị chiến đấu của EU đã tham gia vào các chiến dịch quân sự.
Và bây giờ Nghị viện châu Âu đề nghị tìm mọi cách để tăng cường lực lượng trực sẵn sàng chiến đấu thường xuyên ở các trung tâm chỉ huy của lực lượng EU ở Strasbourg (Pháp), Szczecin (Ba Lan) và Munster (Đức), nhưng điều này có thể sẽ không nhận được sự ủng hộ của các thành viên.
Để điều này trở thành hiện thực trước hết nó phải được Ủy ban Quốc tế phê duyệt và sau đó sẽ phải nhận được sự đồng ý của Ủy ban châu Âu (EC) và Hội đồng EU.
Nhớ lại rằng vào tháng 3/2015 Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker bày tỏ mong muốn thành lập lực lượng quân đội EU nhằm chống lại các mối đe dọa từ phía Nga.
Mục đích thực sự là gì? Chúng ta đều biết rằng hầu hết các nước EU đều là thành viên của khối NATO – đây không chỉ là một tổ chức chống lại các mối đe dọa từ phía Nga mà còn là đồng minh của Mỹ.
Vì vậy đã xuất hiện một số nghi ngờ về mục tiêu khách quan của ông Junker về việc thành lập quân đội EU.
Sau khi nhận được thông báo này một số quốc gia trong EU đã tỏ ý không hài lòng, trong đó có Đức và Pháp, họ đã cảm thấy mệt mỏi vì phải làm “nô lệ của NATO” và chắc chắn không muốn thêm một lực lượng tương tự, họ muốn đưa ra quyết định của riêng họ.
Điều này không chỉ cho phép loại bỏ nguy cơ bị Mỹ và NATO lôi kéo vào một cuộc chiến tranh với Nga, mà còn giải phóng lãnh thổ Đức khỏi sự “chiếm đóng một phần” của các căn cứ quân sự Mỹ.
Đối với Pháp, họ đã từng rút khỏi Bộ Chỉ huy quân sự của NATO (nhưng không rút khỏi NATO) năm 1966.
Tuy nhiên vào năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của chính phủ tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại lực lượng này của NATO.
Tuy nhiên thời gian gần đây tiếp tục xuất hiện nhiều thông tin về việc Pháp sẽ rút khỏi NATO vì không muốn làm “cánh tay” cho Mỹ, thậm chí có nguồn tin còn cho rằng, Pháp còn có ý định rút khỏi EU.
Không chỉ riêng Đức và Pháp trong năm nay vấn đề nội bộ NATO tiếp tục căng thẳng vì nhiều vấn đề khác nhau, ví dụ việc phía Mỹ yêu cầu các nước tăng ngân sách và đóng đầy đủ ngân sách cho khối này.
Từ đó, xuất hiện nghịch lý là các thành viên giàu có nhất không chịu tăng chi tiêu quân sự, trong khi một số nước “hoàn cảnh” hơn nhưng cũng cố xoay sở để thực hiện cam kết của mình, thậm chí kể một số thành viên khác còn phớt lờ luôn trách nhiệm dù đã cam kết.