Saturday, January 11, 2025
Trang chủQuân sựNhật Bản chế bom siêu âm, phòng thủ đảo

Nhật Bản chế bom siêu âm, phòng thủ đảo

Nhật Bản đang phát triển một thế hệ bom siêu âm mới, nhằm tăng khả năng phòng thủ các hòn đảo ngoài khơi của họ từ xa.

Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản, quân đội nước này sẽ phát triển một nguyên mẫu của loại vũ khí công nghệ cao này trước khi đưa vào trang bị đại trà từ năm 2025.

Loại bom siêu âm mới cho phép Nhật có thể tấn công một điểm đảo từ xa, nếu điểm đảo này bị quân đội nước ngoài tấn công, quan chức quốc phòng Nhật cho hay thêm. Kinh phí cho dự án chế tạo vũ khí đầy tham vọng này của Nhật Bản là 122 triệu USD, sẽ được chi trong năm tài chính tới.

Garren Mulloy, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Daito Bunka của Nhật Bản cho hay, vũ khí mới sẽ bổ sung thêm khả năng của các loại tên lửa hành trình mà Nhật Bản đang có.

“Cho đến thời điểm hiện tại, người Nhật đã rất thiếu những vũ khí công nghệ cao chính xác như thế này. Đặc biệt là khi so với Mỹ, NATO hay Nga, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi họ muốn phát triển những loại vũ khí này”, ông Mulloy cho biết.

Loại bom siêu âm mới sẽ được triển khai trên các hệ thống phóng di động, hoặc điểm hỏa lực trên bờ biển. Theo South Morning China Post thì hành động của Nhật được thúc đẩy bởi mối lo ngại xung quanh tranh chấp quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) với Trung Quốc.

Theo những thông tin ban đầu, loại bom siêu âm này sẽ được phóng thẳng lên trên không 20 km rồi được lái thẳng tới mục tiêu với tốc độ siêu âm. Tốc độ của quả bom sẽ rất cao, khiến các hệ thống phòng thủ hiện nay không thể ngăn cản được.

Ông Mulloy cho hay, loại bom siêu thanh này được dùng để tấn công các xe quân sự, các khu vực cố định, các tòa nhà và các tàu chiến nhỏ.

Dù các công ty Nhật có trình độ chế tạo vũ khí rất tốt, nhưng họ từng bị cấm bán vũ khí cho nước ngoài, vì vậy kìm chế không ít khả năng chế tạo vũ khí của họ. Lệnh cấm này đã bị chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe dỡ bỏ hồi năm 2014, tuy nhiên các công ty Nhật vẫn khó xâm nhập vào thị trường vũ khí thế giới, một phần vì giá quá đắt.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới