Trung Quốc có thể cố ý tiết lộ coi Việt Nam và một số nước là mối đe dọa. Việt Nam là láng giềng duy nhất có thể chống chọi với Trung Quốc về quân sự…
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 9 tháng 8 đưa tin, hãng tin RIA Novosti Nga dẫn một báo cáo bí mật của Học viện chỉ huy không quân Trung Quốc cho rằng, khu vực kiểm soát của Không quân Trung Quốc sẽ mở rộng đến toàn bộ Tây Thái Bình Dương, tới tận khu vực căn cứ quân sự của Mỹ. Một khi bị xâm lược, Trung Quốc có thể tiến hành tấn công đối với nó.
Nghe nói, văn kiện này do một nguồn tin bí mật tiết lộ cho hãng tin Kyodo, Nhật Bản. Ngoài ra, báo cáo này chỉ ra, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam đã tạo ra “mối đe dọa an ninh” đối với Trung Quốc, thậm chí có rủi ro can thiệp. Một số chuyên gia cho rằng, báo cáo bí mật Trung Quốc tiết lộ cho truyền thông hoàn toàn không bất ngờ.
Trả lời phỏng vấn mạng tin tức “Sputnik” Nga, chủ nhiệm Zaitsev, Trung tâm nghiên cứu Nga-Trung, Khoa Thông tin, Đại học quốc lập Moscow cho rằng, nếu nhìn lại “lịch sử tiết lộ bí mật” của Quân đội Trung Quốc 10 năm gần đây, có thể sẽ phát hiện, “tiết lộ” lần này rất có thể là cố ý.
Trung Quốc chỉ dựa vào đó tuyên bố, sẽ quá độ sang hành động giai đoạn tiếp theo trên phương diện “bảo vệ lợi ích của mình”, làm cho nó phù hợp tiềm lực kinh tế và quân sự tích lũy của họ. Nói cách khác, đây là sự phát triển tiếp tục của học thuyết quân sự Trung Quốc, phòng ngự bị động quá độ sang “bảo vệ lợi ích của họ” ở cách xa khu vực duyên hải của Trung Quốc.
Ngoài ra, điều này cho thấy, Trung Quốc đang thực hiện học thuyết ngoại giao mà họ đã sớm tuyên bố, đó là, quan hệ giữa các nước cần “phát triển bình đẳng”, “không cho phép nước nào tìm kiếm bá quyền”.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Hải quân Trung Quốc. Trung Quốc đang tập trung phát triển phiên bản săn ngầm của loại tàu này |
Chuyên gia Nga cho rằng, Trung Quốc tìm cách dùng phương thức này để tuyên bố “lợi ích khu vực” của họ với Mỹ. Zaitsev chỉ ra, điều này hoàn toàn phù hợp logic. Bởi vì, tuyên bố đưa ra của Barack Obama sau khi lên cầm quyền không đem lại bất cứ kết quả gì.
Quan hệ Trung-Mỹ không được cải thiện căn bản, Mỹ đang tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Một loạt nhân tố khác cho thấy, đối với Trung Quốc, Mỹ phê phán nhiều, hành động ít. Hiện nay, Trung Quốc có lý do tuyên bố “lợi ích” của họ cứng rắn hơn, cụ thể hơn.
Mặt khác, đối với “hành động tích cực” của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, Mỹ không làm ngơ, mà chuẩn bị đáp trả thích đáng. Mùa hè năm nay, tàu tuần dương tên lửa USS Shiloh (CG-67) lớp Ticonderoga đến căn cứ quân sự vịnh Subic Philippines tiến hành chuyến thăm hữu nghị, kết quả lập tức gây ra nghi ngờ cho rất nhiều chuyên gia.
Mặc dù khoảng 1 năm trước, Mỹ và Philippines đã ký kết hiệp ước hợp tác quân sự, nhưng, Quân đội Mỹ chưa triển khai bất cứ hành động quân sự quan trọng nào ở khu vực này,
vì vậy, liên hệ sự kiện tàu chiến Mỹ đến thăm Philippines với việc Mỹ sẵn sàng bảo vệ Philippines, tờ “The Independent” Anh khi đó cho rằng, Mỹ quay trở lại bảo vệ Philippines và toàn bộ khu vực.
Trung Quốc đang ưu tiên triển khai tàu khu trục tên lửa Type 052D ở Biển Đông |
Trước đó, Trung Quốc cũng từng xảy ra tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, nhưng hiện nay tính chất và hậu quả xung đột rất có khả năng sẽ hoàn toàn khác, bởi vì chính sách lãnh thổ của Trung Quốc đã có sự thay đổi căn bản, tập trung nhấn mạnh “bành trướng lãnh thổ, khôi phục chủ quyền”.
Điều này thể hiện tương đối rõ rệt ở khu vực Biển Đông, kết quả làm cho rủi ro xung đột quân sự giữa Trung Quốc với các nước láng giềng bắt đầu gia tăng.
Ở đây, lưu ý, Trung Quốc không có chủ quyền đối với các đảo đá ở Biển Đông, nên không thể gọi là “khôi phục chủ quyền” như trên, mà khẳng định rằng Trung Quốc đang tìm cách bành trướng, tiếp tục ăn cướp biển đảo của các nước láng giềng trên Biển Đông theo yêu sách “đường lưỡi bò” tham lam, lố bịch – PV.
Theo bài báo, 10 năm trước đây, chính sách của các nhà lãnh đạo tiền nhiệm Trung Quốc là tăng cường quan hệ, gia tăng kim ngạch thương mại với tất cả các nước Đông Nam Á. Bây giờ, chính sách mới của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực khiến người ta “khiếp sợ”.
Toàn bộ tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 được Trung Quốc triển khai ở Biển Đông |
Bản đồ quốc gia được Trung Quốc in ra sau khi chuyển đổi chính sách ngoại giao đã đánh dấu rõ ràng vài triệu km2 biển “là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia” (việc làm này là bất hợp pháp).
Cách làm tương tự gây ra bất mãn cho các nước trong khu vực và Mỹ. Mỹ hiểu rất rõ, một khi Bắc Kinh thực hiện yêu sách lãnh thổ của họ, không chỉ có nghĩa là Trung Quốc đã “xác lập chủ quyền” của họ đối với thềm lục địa có dầu mỏ Biển Đông, mà sẽ còn khống chế tất cả tuyến đường hàng hải khu vực.
Chuyên gia Nga cho rằng, điều này không chỉ sẽ buộc tất cả các nước ASEAN “ngả” về Trung Quốc (?), mà sẽ còn hạn chế hoạt động thường xuyên của Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ ở khu vực này.
Còn có một sự thực có thể cho thấy tính nghiêm trọng của việc này. Ngày 26 tháng 5, Trung Quốc công bố chiến lược quân sự mới, quy định Hải quân Trung Quốc có kế hoạch từng bước từ bỏ chiến lược phòng ngự biển gần đơn thuần, quá độ sang chiến lược phòng ngự tích cực bảo đảm kết hợp cả an ninh biển gần và biển xa.
Tàu đổ bộ đệm khí Type 726 của Hải quân Trung Quốc, được chở trên tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 |
Trước đây cũng có tin cho biết, Trung Quốc chuẩn bị xây dựng căn cứ quân sự mạnh ở khu vực cách đảo Senkaku (của Nhật Bản) 300 km.
Rất rõ ràng, tất cả những hành động này không thể không gây bất an cho các nước láng giềng của Trung Quốc. Trong tất cả các nước láng giềng, nước duy nhất có thể chống chọi Bắc Kinh thích đáng về mặt quân sự có lẽ chỉ có Việt Nam, các nước khác chỉ có thể trông chờ vào sự giúp đỡ của Mỹ.
Một khi Trung Quốc tiếp tục tích cực hành động, thực sự nổ ra xung đột quân sự với một nước nào đó trong khu vực, Washington chưa chắc sẽ bàng quan đứng ngoài.
Huống hồ, bản thân Washington sớm đã có rất nhiều ý kiến đối với Bắc Kinh, cho rằng các hành động gần đây của Trung Quốc không chỉ liên quan đến nước thứ ba, mà còn xâm phạm lợi ích khu vực của Mỹ, hoàn toàn có thể khiến dư luận cảm thấy Trung Quốc đã áp đảo Mỹ.
Vì vậy, khả năng Trung Quốc và Mỹ thông qua biện pháp quân sự để giải quyết xung đột Thái Bình Dương đã không còn xa xôi, không còn làm cho mọi người cảm thấy không hiện thực, cho dù khả năng này tạm thời không lớn, nhưng đã không thể nói trong tương lai bất luận thế nào đều sẽ không xảy ra, vấn đề chỉ ở chỗ hậu quả của sự phát triển tình hình này.
Zaitsev cuối cùng chỉ ra, rất rõ ràng, tiềm lực quân sự của Trung Quốc không thể so sánh với Mỹ. Một khi nổ ra xung đột quân sự trực tiếp, người Mỹ rất có thể sẽ chiếm thượng phong, cho dù rất có thể là “thắng lợi kiểu Pyrrhus” (chiến thắng được không bằng mất).
Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ có lợi ích kinh tế gắn chặt với nhau, hai bên đều hiểu rất rõ những tổn thất đối với kinh tế hai nước khi xảy ra xung đột quân sự trực tiếp, lợi ích thu được từ chiến tranh căn bản không thể so sánh.