Thursday, December 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCanh bạc của TQ thất bại trong bầu cử châu Á?

Canh bạc của TQ thất bại trong bầu cử châu Á?

Bắc Kinh thua trận với chiêu thức ngoại giao với các nước đang phát triển, bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng và hậu thuẫn cho những “phiên bản Trung Quốc”.

“Canh bạc” của Trung Quốc “đặt cửa” vào những nhà lãnh đạo thân thiết tại châu Á tiếp tục “phản đòn”, với sự thất bại gây sốc của Tổng thống Abdulla Yameen trong cuộc bầu cử Maldives mới đây. Sự thất bại của ông Yameen đang định hình mối nghi ngờ về chiến lược của Bắc Kinh nhằm xây dựng ảnh hưởng khu vực.

Cựu Tổng thống Maldives, ông Mohamed Nasheed, lãnh đạo dân cử đầu tiên của quần đảo Ấn Độ Dương và đồng minh của Tổng thống mới đắc cử Ibrahim Mohamed Solih, đã đặt nghi vấn về “ý nghĩa kinh doanh” của các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ dưới cái gọi là Vành đai Con đường, theo Nikkei.

“Bạn không thể nhét các dự án không khả thi vào các nước đang phát triển. Chúng tôi đều thích có một cây cầu, nhưng xin đừng đẩy nó cho chúng tôi”, ông Nasheed trả lời trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Ấn Độ, The Hindu.

Ông Nasheed ám chỉ đến Cầu Hữu nghị Trung Quốc trị giá 210 triệu USD đã khai trương hồi cuối tháng 8. Việc khai trương sẽ giúp ông Yameen tranh thủ thêm phiếu bầu, bằng cách trưng bày thành quả kinh tế dưới thời ông nắm quyền, với sự hỗ trợ tiền mặt của Trung Quốc.

Trước cuộc phỏng vấn với The Hindu, ông Nasheed đã nói rằng ông muốn chính phủ mới rà soát lại tất cả các dự án của Trung Quốc, một phần lớn trong số đó được tài trợ thông qua các khoản vay dao động ở mức 1,5 tỷ USD.

Trong khi đó, nền kinh tế Maldvies chỉ trị giá 3,6 tỷ USD. Bắc Kinh đã bị tấn công ngược lại bởi quốc đảo nhỏ bé đang muốn bảo vệ quyền lợi của chính họ, và những động thái của Maldives được Ấn Độ và các nước phương Tây ủng hộ.

“Trong bất cứ trường hợp nào sự hợp tác giữa Maldives và Trung Quốc có thể hoạt động và mang lại lợi ích cho chính phủ và nhân dân 2 quốc gia. Nó không thể bị bôi nhọ bởi một số cá nhân”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết hôm thứ Tư (26/9).

Ông Cảnh Sảng nói thêm rằng Trung Quốc sẽ “tiếp tục hợp tác trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, đồng thời tuân thủ các quy tắc và quy định của thị trường”. Sau đó ông úp mở một đe doạ ẩn ý, Bắc Kinh sẽ “phản đối nếu một số người gây hại cho lợi ích của Trung Quốc”, theo Nikkei.

Những người ủng hộ Tổng thống mới được bầu, ông Ibrahim Mohamed Solih ăn mừng trên đường phố Male, thủ đô Maldives hôm 24/9. (Ảnh: Reuters)

Trong bài viết của ký giả Marwaan Macan Markar đăng tải trên tờ Nikkei ngày 30/9, đã phân tích vai trò của những người đứng đầu chính phủ các nước có sự “giúp đỡ” của Trung Quốc:

Những mối lo của Trung Quốc không phải là mới. Hồi tháng 5, một thủ tướng “phiên bản Trung Quốc” khác, Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak cũng bất ngờ bại trận nặng nề trong cuộc bầu cử, dấy lên các nghi vấn về số phận của các dự án do Trung Quốc hậu thuẫn.

Thủ tướng mới Mahathir Mohamad, chính trị gia kỳ cựu 93 tuổi quay trở lại chính trường, dẫn đầu một liên minh chống lại ông Najib và chiến thắng, đã thẳng thừng hơn ông Nasheed về việc đóng băng các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đầu tư.

Trong vị thế của mình, ông Mahathir đã xử lý dự án trị giá 20 tỷ USD, East Coast Rail Link và 2 đường ống dẫn khí tự nhiên trị giá 2.3 tỷ USD. Cả 2 dự án tại Malaysia này đều nhắc tới kinh nghiệm “đau thương” về phương thức tương tự mà Trung Quốc áp dụng đối với Sri Lanka, với chiêu bài kinh tế với khoản đầu tư lớn đã “giành được” cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa, người có khuynh hướng như ông Yameen của Maldives.

Những tổng thống đã thất bại trong tái cử với sự hậu thuẫn của Trung Quốc: ông Mahinda Rajapaksa (Sri Lanka), ông Najib Razak (Malaysia), ông Yameen (Maldives) (Ảnh: swarajyamag / Nicky Loh/Getty Images / dw)

Liên minh điều hành hiện tại của Sri Lanka, đã đánh bại ông Rajapaksa trong một cuộc đảo chính bất ngờ, nhắm vào các khoản đầu tư hàng triệu USD của Trung Quốc trên quốc đảo Đông Nam Á để điều tra, lo ngại một khủng hoảng nợ ngoại xuất phát từ các khoản vay với người Trung Quốc.

Giới phân tích cho rằng Trung Quốc không thể dễ dàng rời bỏ những “phiên bản đại diện Trung Quốc” bị thao túng bởi Bắc Kinh, những người đã thu hút sự tức giận của các cử tri, và các cử tri đã chứng minh sự giận dữ của họ đối với những chính phủ tham nhũng bị chi phối bởi những dòng tiền từ Trung Quốc chảy vào.

Ông Patrick Mendis, một học giả quốc tế về vấn đề Trung Quốc tại Đại học Harvard cho biết trong một cuộc phỏng vấn của tờ Nikkei Asian Review, Bắc Kinh căng thẳng khi theo đuổi một chính sách đối ngoại gây nhiều trở ngại. “Những hành động và bằng chứng từ các nước châu Á đã thể hiện theo cách khác, cách mà phương Tây gọi là “sức mạnh sắc bén”.

“Sự thiển cận và tính toán sai lầm trong đường lối lãnh đạo của Bắc Kinh đã chỉ ra rằng tiền không thể mua tự do và ý chí của người dân. Tự do là một lực lượng hữu hiệu nhằm chống tham nhũng và mang lại sự minh bạch và trách nhiệm cho những người cai trị họ”,  ông Mendis bổ sung.

Ông Ibrahim Mohamed Solih, đã “đánh bại” Tổng thống Maldives trong cuộc bầu cử mới đây. (Ảnh: Mohamed Sharuhaan/ raajje)

Báo cáo thường niên của tổ chức Minh bạch Quốc tế, cơ quan giám sát chống hối lộ toàn cầu, đã làm sáng tỏ quy mô tham nhũng dưới quyền 3 nhân vật “đại diện chính phủ Trung Quốc” mới bị đánh bại trong các cuộc bầu cử gần đây.

Trong xếp hạng “Chỉ số Nhận thức Tham nhũng” của tổ chức này được công bố đầu năm nay, Maldives được đặt tên trong số “những kẻ phạm tội tồi tệ nhất khu vực” tính đến năm 2017 – năm thứ tư cầm quyền của ông Yameen với vị trí 112/180 quốc gia khảo sát về tham nhũng.

Malaysia dưới thời ông Najbi cũng ở tình trạng kém trong bảng xếp hạng năm 2017, rơi xuống vị trí 62 so với vị trí 55 của năm trước. Vụ bê bối tham nhũng lớn xung quanh quỹ nhà nước 1Malaysia Development Berhad (1MDB) với cáo buộc liên quan đối với ông Najib, dẫn đến vị trí xếp hạng tồi tệ nhất của đất nước này trong 5 năm.

Trung Quốc sẽ “tỉnh ngộ” nếu xem những câu chuyện này như là một “lời cảnh báo” , theo ông Ilham Mohamad, điều phối viên khu vực của tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Nam Á. “Các cuộc bầu cử mới đây tại Sri Lanka, Maldives, Malaysia và Pakistan đã chỉ ra rằng người dân sẽ điều động chống lại các chính phủ mà họ cho là tham nhũng”.

Một “hậu quả tiềm ẩn” có thể nhắc nhở các nước đầu tư giống như Trung Quốc sử dụng “các chính sách hối lộ nước ngoài mạnh mẽ hơn như một cách thức hướng tới giảm thiểu rủi ro đầu tư”.

Quốc đảo Maldives nằm trên vị trí đường thuỷ trọng yếu trong việc mở rộng cái gọi là Vành đai Con đường của Trung Quốc. (Ảnh: enchantingtravels)

Quốc đảo Maldives cung cấp cho Trung Quốc một cơ hội để khám phá tuyến đường này. “Chúng tôi tin rằng các công ty Trung Quốc có thể là nạn nhân của tham nhũng và gian lận được gây ra bởi các quan chức Maldives. Hiện tại, hầu như không có sự minh bạch về bất kỳ dự án vào của Trung Quốc”, ông Ahmed Naseem, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Maldives nói với tờ Nikkei.

Ông Nassem cho rằng, sự việc đáng được xem xét kỹ hơn. “Chúng tôi không biết họ trả bao nhiêu tiền, chúng tôi không biết các điều khoản là gì, chúng tôi không biết mức độ tham nhũng từ phía Maldives”, ông nói. “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một hoạt động rất mạnh về chống tham nhũng tại Trung Quốc, điều mà chúng tôi hoan nghênh. Với tinh thần đó, chúng ta cần phải xem xét các khoản đầu tư vào Maldives về các chi tiết pháp lý”.

RELATED ARTICLES

Tin mới