Friday, November 22, 2024
Trang chủBiển nóngVấn đề Biển Đông: Mỹ tuyên bố mới, chưa hành động

Vấn đề Biển Đông: Mỹ tuyên bố mới, chưa hành động

Sẽ rất tốn kém và không cần thiết lập căn cứ hải quân mới khi nhiều quốc gia sẵn sàng mở cửa căn cứ để đón máy bay, tàu chiến Mỹ.

Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ

Đó là phát biểu của Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ được tờ Sydney Morning Herald ngày 8/8 đăng tải.

Theo Đô đốc Swift, hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông tạo ra hệ thống căn cứ mà một đồng nghiệp của ông đã ví như “vạn lý trường thành cát” sẽ khiến Trung Quốc tự chuốc lấy thất bại.

Ông cũng cho rằng, chính các hành động leo thang gây hấn của Trung Quốc khiến các nước Đông Á từ Úc tới Nhật Bản phải củng cố hệ thống phòng thủ của riêng mình và tìm kiếm sự tham gia sâu hơn của Mỹ về quân sự.

Tuy nhiên ông bác bỏ tin đồn Úc hay Mỹ đang tìm kiếm những căn cứ mới ở Darwin hay Fremantle.

“Là người đứng đầu Hạm đội Thái Bình Dương, tôi thấy hiện nay các căn cứ mới không có giá trị. Chúng tôi không cần nhiều cơ sở hạ tầng xuất phát từ tầm nhìn của hải quân Mỹ”, Đô đốc Swift nói.

Xung quanh phát biểu của các quan chức Trung Quốc rằng hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông đã được dừng lại, Đô đốc Scott Swift bày tỏ hoài nghi, đó là một sự chuyển hướng chính sách của Bắc Kinh hay chỉ là chiến thuật tạm lắng trước chuyến thăm chính thức Mỹ của ông Tập Cận Bình trong tháng 9 tới.

Vẫn hối thúc Trung Quốc tự giác

Trước đó, trong cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Malaysia ngày 5/8, bên lề các hội nghị cấp cao của ASEAN, nơi căng thẳng ở Biển Đông trở thành chủ đề được quan tâm, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã bày tỏ lo ngại về việc cải tạo đất và hoạt động xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Theo một quan chức Mỹ, ông Kerry nói với ông Vương rằng mặc dù Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền tại vùng biển chiến lược, nhưng Mỹ muốn các vấn đề này được giải quyết hòa bình theo luật pháp quốc tế.

Ông Kerry cũng nhấn mạnh những lo ngại của Mỹ về tình trạng “quân sự hóa” trên các đảo do Trung Quốc chiếm giữa ở Biển Đông.

“Ông ấy hối thúc Trung Quốc, và các bên liên quan khác, ngừng các hành động gây phức tạp để tạo không gian cho ngoại giao”, quan chức Mỹ nói thêm.

Ở một diễn biến khác, tàu ngầm tấn công nhanh USS Chicago của Mỹ đã cập cảng Vịnh Subic, Philippines trong ngày 3/8.

Trước khi đưa tàu ngầm USS Chicago đến Philippines, hai trong số 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình lớp Ohio đã được Mỹ triển khai đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm do thám tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông, trong đó bao gồm cả vùng biển Philippines.

Một trong hai chiếc tàu ngầm này là USS Michigan đã neo đậu tại căn cứ hải quân Changi của Singapore. Được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk và nhiều nhân viên đặc biệt, tàu ngầm USS Michigan được đánh giá là một sứ giả hòa bình “đáng gờm” trong khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới