Trong tháng 11 tới Hải quân Mỹ sẽ tiến hành một chiến dịch “dọa nạt” dọc bờ biển Trung Quốc và Nga
Xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc, Đại tá hải quân Xergey Ishenko với tiêu đề và phụ đề trên về cuộc tập trận dự kiến quy mô lớn chưa từng thấy của hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương.
Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 6/10/2018. Chúng tôi có bổ sung thêm ảnh tác giả, bản đồ và mở ngoặc đôi chỗ để chú giải. Phần thông tin tra cứu cuối bài viết là của “S vobodnaia Pressa”.
Các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ. Ảnh: Zuma/ ТASS |
Nhiều khả năng là trong tháng 11 tới Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ sẽ tiến hành một “động thái đe dọa” có quy mô lớn chưa từng có nhắm vào Trung Quốc và Nga.
Kênh truyền hình Mỹ CNN dẫn một nguồn rất thạo tin ngay trong Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Hải quân Mỹ sẽ tiến hành một loạt các cuộc tập trận cùng lúc trong khoảng một tuần trên một vùng đại dương rộng lớn từ bờ biển Trung Quốc đến tận bờ biển Nam Mỹ.
Ý đồ các cuộc tập trận trên là huy động các tàu chiến, không quân hải quân và các binh đoàn lục quân Mỹ để “thể hiện” quyết tâm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẵn sàng “hành động nhanh chóng và cùng lúc trên một số mặt trận”.
Từ những thông tin trên của CNN, có thấy thấy rõ ràng mục đích của cuộc phô diễn sức mạnh quân sự rất ấn tượng này, trước hết, để gửi một thông điệp tới Bắc Kinh.
Bởi vì sức mạnh chiến đấu đang tăng lên từng ngày của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trên khu vực Thái Bình Dương đang đe dọa vị thế quân sự- chính trị thống lĩnh đã hình thành và tồn tại từ trước đến nay của Mỹ tại khu vực này.
Tuy nhiên, cũng có thể thấy rõ không kém một điều là ngoài Bắc Kinh ra, Lầu Năm Góc còn muốn buộc cả Matxcova cũng phải cân nhắc, suy nghĩ thấu dáo . Bởi vì, như CNN khẳng định, một số hoạt động trong khuôn khổ các tập trận dự kiến này của hải quân Mỹ sẽ được tiến hành dọc bờ biển Nga.
Có lẽ, khu vực mà CNN muốn nói tới chính là Biển Nhật Bản- chỉ cần vòng qua đảo Xakhalin của Nga sang đến Biển Okhotsk.
Tại sao Lầu Năm Góc lại có những quyết định bất thường như vậy? Tại sao (chúng ta) lại không thể không đặc biệt quan tâm đến những động thái này của Mỹ?
Trước hết, bởi vì theo thông lệ thì bất kỳ một cuộc tập trận quân sự nào có quy mô (lớn) như vậy đều phải được chuẩn bị từ trước – ở bất kỳ đâu vào ở bất kỳ nước nào cũng vậy. Từ trước đó đã phải chuẩn bị một khoản kinh phí không nhỏ trong ngân sách, chuẩn bị trước nhiên liệu và các phương tiện cơ giới.
Trước khi tiến hành tập trận phải gửi giấy mời các quan sát viên từ các quốc gia khác. Cũng phải gửi trước các thông báo quốc tế cho các cơ quan hàng không ((NOTAMS) và các cảng vụ để báo trước cho các hãng tàu thuyền (NAVTEX), với các nội dung chi tiết về việc đóng cửa (cấm) một số khu vực nhất định nào đó,- nơi diễn ra các cuộc tập trận.
Nhưng cho đến tận thời điểm này, Washington vẫn chưa có một động thái nào. Như CNN đã khẳng định – ý tưởng (tiến hành cuộc tập trận) vẫn đang còn được thảo luận. Tuy nói vậy nhưng cuộc tập trận này đã được đặt tên chính thức như mọi cuộc tập trân lớn khác.
Chính vì thế trên thực tế hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa – ý tưởng trên (tiến hành tập trận) “dứt khoát sẽ được đưa vào cuộc sống”. Như thế là Lầu Năm Góc đã quyết định chi một khoản tiền ngoài kế hoạch ngân sách quân sự năm 2018 để tiến hành tập trận. Và điều này cho thấy có đã có một tình huống khẩn cấp nào đó xảy ra (theo quan điểm của Mỹ). Chuyện gì đã xảy ra vậy?
Lý do công khai là vụ xung đột mới xảy ra trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) một tuần trước đây, vào ngày 30 tháng 9. Theo cách nhìn nhận của Bắc Kinh thì vào thời điểm đó các quân nhân Mỹ đã tổ chức một vụ khiêu khích thô bạo.
Tàu khu trục tên lửa Hải quân Mỹ USS Decatur (DDG-73) đã đi ngang sát ngày đường ranh giới lãnh hải Trung Quốc- ở cự ly 12 hải lý cách các đảo nhân tạo trong khu vực quần đảo Trường Sa [của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép, trong nguyên văn ghi là quần đảo Spratly- tên gọi Trung Quốc đặt- Nam Sa-ND] do Trung Quốc bồi đắp.
Mỹ, cũng như nhiều nước khác, không chấp nhận việc người Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự lớn tại đây (khu vực quần đảo Trường Sa). Chính vì vậy mà Washington cho rằng chiếc tàu khu trục Mỹ Decatur chỉ thực hiện nhiệm vụ “đảm bảo tự do hàng hải” trên Biển Đông.
Nhưng khi đó đã có một tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển mới nhất của Trung Quốc Type052C (theo định danh NATO- Luyang- Lan Châu) chặn đầu chiếc tàu khu trục Mỹ này. Trên vùng biển sát ngay khu vực đảo đá Gaven, tàu Mỹ và tàu Trung Quốc đã mở hết tốc lực tiến thẳng vào nhau- cự ly gần nhất giữa hai tàu chỉ còn 41m.
Cùng lúc, chỉ huy tàu Trung Quốc liên tục yêu cầu người Mỹ phải ra khỏi khu vực này và không xâm phạm đường biên giới quốc gia Trung Quốc???. Lầu Năm Góc đã cáu tiết đánh giá những hành động trên của các thủy thủ Trung Quốc là ‘không an toàn và không chuyên nghiệp”.
Nhưng dĩ nhiên, sẽ là siêu ngây thơ nếu cho rằng chỉ mỗi các hành động dù là cực kỳ mạo hiểm đó (của Trung Quốc) gần quần đảo Trường Sa đã buộc Mỹ phải tính đến phương án huy động một sức mạnh Hải quân và Không quân khổng lồ của mình trên Thái Bình Dương vào cuộc.
Trên thực tế, vào ngày 30/9, thế giới đã được chứng kiến trên khu vực đảo Gaven một phân đoạn rất nhỏ trong cuộc đấu tranh đã được khởi động từ lâu giữa hai siêu cường tên lửa- hạt nhân trên vùng biển này. Và cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào- không một ai có thể biết.
Tại Mỹ, rất nhiều người cho rằng một cuộc chiến tranh thực sự với Trung Quốc tại đây (trên Biển Đông) là không thể tránh khỏi. Thêm nữa, một số tướng lĩnh cao cấp trong Lầu Năm Góc có đầy đủ thông tin cần thiết cũng đã tuyên bố là trong một cuộc chiến tranh phiên bản phi nhân thì chiến thắng của một nước Mỹ vốn từng có sức mạnh toàn năng đã không còn được đảm bảo chắc chắn 100%.
Một tuyên bố cụ thể liên quan- , một sự kiện gây sốc kiểu đó chính là tuyên bố thừa nhận cay đắng của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Đô đốc Phillip Davidson tại Hạ Viện Mỹ trong tháng tư năm nay: “Do có sự thay đổi cán cân lực lượng tại Biển Đông nên khả năng Mỹ sẽ chắc chắn thắng Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh tại khu vực này đã không còn được bảo đảm”.
Xuất phát từ đâu mà Đô đốc Mỹ lại có quan điểm bi quan như vậy và tại sao hiện nay Lầu Năm Góc lại tập trung mọi sự chú ý của mình vào các đảo Trường Sa đang bị người Trung Quốc hối hả xâm chiếm và bối đắp trái phép như vậy?
Trước hết, cần phải hiểu rất rõ rằng, như rất nhiều các chuyên gia phân tích khẳng định, về mặt pháp lý thì các đảo của quần đảo đó (Trường Sa)- không phải là các đảo, mà đó là các bãi cạn. Chính vì thế mà tháng 7 năm 2016, Hội đồng Trọng tài của Tòa Trọng tài Thường trực tại Lahay đã ra Phán quyết về vụ kiện của Philippines và bác bỏ hoàn toàn yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nhưng tại đây (Biển Đông), Trung Quốc vẫn xấc xược thách thức không chỉ cả nền chính trị (thế giới) mà còn thách thức cả thiên nhiên. Trong mấy năm nay Trung Quốc đã nhanh chóng biến các bãi cạn thành những đảo nổi thực sự, đổ hàng núi cát ở bất cứ nơi nào có thể.
Sau đó xây dựng trên những đảo nhân tạo các cầu cảng kiên cố cho các tàu chiến và tàu hàng, xây mới các sân bay hiện đại nhất, các trận địa phóng tên lửa nhiều chức năng khác nhau (nhiều kiểu tên lửa), xây dựng các kho ngầm, các sở chỉ huy tác chiến và v.v.
Cùng với đó, họ đưa ra các tuyên bố “khẳng định” về vùng lãnh hải của mình quanh các đảo nhân tạo đó. Chưa hết- Bắc Kinh còn lớn tiếng tuyên bố về khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý,- tại khu vực này các nước khác không được phép đánh bắt cá, khai thác dầu khí nếu không được sự đồng ý từ phíaTrung Quốc..
Nhưng điều chủ yếu nhất khiến Mỹ quan ngại: các căn cứ quân sự của PLA xuất hiện ngày càng nhiều và với tốc độ rất nhanh trên quần đảo (Trường Sa) cho phép Bắc Kinh có khả năng đẩy Mỹ ra khỏi không chỉ khu vực Biển Đông, mà còn cả Châu Đại Dương.
Cách đây mấy tháng, vị đô đốc Mỹ Davidson vừa mới được nhắc tới ở trên đã đánh giá tình hình (tại Biển Đông) như sau: “Ngay sau khi (Trung Quốc) chiếm đóng các đảo trên. Trung Quốc có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra hàng nghìn hải lý xuống phía Nam.
Và (Trung Quốc) sẽ bắt đầu khuếch trương quyền lực vào sâu trong khu vực Châu Đại Dương. PLA (Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc-TG) có thể sử dụng các căn cứ quân sự đó (trên các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp) để thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.
Còn bất kỳ lực lượng quân sự nào (của Trung Quốc) được triển khai trên các đảo, cũng có thể dễ dàng tấn công và khống chế quân đội của những nước đang tranh chấp quyền lực (chủ quyền) trên Biển Đông với Trung Quốc (nguyên văn- Biển Nam Trung Hoa-ND)”.
Xin nói rõ, hàng nghìn hải lý về phía Nam (quần đảo Trường Sa như tuyên bố của Đô đốc Mỹ Davidson-ND), đó chính là Eo biển Malacca- một hàng lang vận tải đường biển dài 805km quan trọng bậc nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Eo biển Malacca là những tuyến giao thông thương mại đường biển quan trọng nhất với trị giá tổng lượng hàng đi qua eo biển này hàng năm lên tới hàng nghìn tỷ đôla. Như vậy, rõ ràng là Washington có cái gì đó để tranh đấu ở đây (Biển Đông).
Chính vụ xung đột giữa tàu khu trục Mỹ và khu trục Trung Quốc ngày 30 tháng 9 vừa qua là một phân đoạn căng thẳng thường kỳ trong cuộc chiến này. Ngay cả chiến dịch (cuộc tập trận-ND) phô trương sức mạnh quy mô cực kỳ lớn ngoài kế hoạch của Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ do Lầu Năm Góc chuẩn bị (như đã biết, Hạm đội Thái Bình Dương Hải quân Mỹ được cấu thành từ 2 hạm đội –Hạm đội ba và Hạm đội bảy với khoảng 200 tàu chiến và tàu ngầm.
1.200 máy bay và hơn 130.000 thủy thủ, phi công, lính thủy đánh bộ và các nhân viên dân sự) dự kiến sẽ được tiến hành vào tháng 11 tới, hiện cũng chỉ là một giai đoạn trong toàn bộ tiến trình đó (đối đầu Mỹ- Trung).
Trong cuộc đối đầu ngày càng căng thẳng với Trung Quốc, người Mỹ rất hy vọng sẽ có được một đồng minh hùng mạnh- đó là quốc gia Ấn Độ đã từng có thời kỳ giữ lập trường trung lập. Và liên minh chống Trung Quốc đó ngày càng trở nên nhiều khả năng sẽ hình thành.
Chí ít thì mới đây Thủ tướng Ấn Độ Narenda Mody đã công khai bày tỏ mong muốn tham gia vào các hoạt động quân sự của Washington nhằm “hạn chế những tham vọng địa chính trị của Trung Quốc”.
Ngay sau lời nói là việc làm- trong mùa hè qua (2018), trên Thái Bình Dương đã diễn ra cuộc tập trận (hải quân) chung mang tên “Malabar-2018” có sự tham gia lần đầu tiên cùng lúc của Các lực lượng vũ trang các nước Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.
Tuy nhiên, Nga thì có liên quan gì ở đây? Quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở đâu. Và đảo Sakhalin của chúng ta ở đâu?
Vấn đề là ở chỗ, mấy năm trước đây Washington hy vọng vào khả năng là Matxcova sẽ giữ lập trường trung lập quân sự trong một cuộc xung đột quân sự giả định (giữa Mỹ) với Trung Quốc trên Thái Bình Dương. Nhưng những sự kiện chính trị mấy năm gần đây ngày càng làm cho giới lãnh đạo Mỹ nghĩ rằng những trù liệu như vậy của họ có thể không trở thành hiện thực.
Thứ nhất, ngay trên chiến trường này (Thái Bình Dương) chính Nga cũng “dính ngày càng sâu” vào một cuộc đối đầu ngày càng căng thẳng hơn với Mỹ.
Chỉ cần nhắc lại những chuyến bay tuần tiễu đã trở thành thường lệ của các máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-95MS và Tu-160 Nga dọc biên giới với Alaska, với Canada và ven bờ Thái Bình Dương của Mỹ.
Hoặc nhớ tới chiến dịch khôi phục cấp tốc cơ sở hạ tầng quân sự đã bị bỏ hoang trong những năm 90 tại khu vực Vùng Cực và tại Chukotka (của Nga).
Thứ hai, cuộc tập trận chiến lược chỉ huy- tham mưu quy mô lớn nhất từ năm 1981 đến nay của Các lực lượng vũ trang Liên Bang Nga với sự tham dự lần đầu tiên của hàng nghìn quân nhân Trung Quốc mới kết thúc cách đây không lâu.
Qua cuộc tập trận này, các chuyên gia có thể dễ dàng hình dung những nét chấm phá của một liên minh quân sự có khả năng hình thành trong tương lai giữa Matxcova và Bắc Kinh.
Đối thủ (của liên minh này) rất rõ ràng- Quân đội Mỹ. Còn nữa- tất cả các biện pháp cấm vận kinh tế ngày càng cứng rắn hơn chống lại hai nước (Nga- Trung Quốc) sẽ làm cho những mầm mống ban đầu của liên minh phòng thủ có thể có đó ngày càng trở nên rõ nét hơn.
Nhưng có một tai họa lớn đối với chúng ta (Nga): trong trường hợp các cụm tàu sân bay tấn công Mỹ xuất hiện gần quần đảo Kuril và đảo Sakhalin vào tháng 11 tới, chúng ta (Nga) gần như không có gì trong tay để đối phó. Hạm đội Thái Bình Dương của chúng ta vào thời điểm hiện tại chỉ tạo ra một “hình ảnh đáng buồn”.
Con tàu chiến mặt nước “trẻ trung nhất” của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga)- đó là tàu đổ bộ cỡ lớn dự án 1155 “Đô đốc Panteleev” được đưa vào trang bị từ tận năm 1992. Nhưng vào những phút giây cần thiết này nó đang ở cách rất xa bờ biển Nga.
Cụ thể, ngày 2/10/2018 “Đô đốc Panteleev” cùng với tàu tuần dương cận vệ mang tên lửa cận “Variag” và tàu chở dầu cỡ lớn “Boris Butom” đã rời cảng Vladivostok. Theo thông cáo của Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) thì đội tàu “đã được điều đến khu vực Châu Á- Thái Bình Dương để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến- huấn luyện”.
Tình hình càng đáng lo hơn ở chỗ là khi Matxcova và Vladivostok (Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương-ND) lên kế hoạch điều các tàu này “đi công tác xa”, không một ai có thể hình dung là chỉ sau một tháng người Mỹ đã có ý tưởng tổ chức một cuộc tập trân cực lớn ven bờ biển chúng ta và bờ biển Trung Quốc như vậy.
Còn bây giờ thì dù cả tàu “Variag” lẫn tàu “Đô đốc Panteleev” khẩn cấp ném hết mọi thứ xuống biển cho nhẹ để tăng hết tốc lực quay lại Kurill và Sakhalin nhằm “phô trương sức mạnh hải quân Nga” trên Thái Bình Dương thì cũng chắc gì đã kịp.
Hiện nay lực lượng tấn công chủ yếu của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) là Sư đoàn tàu ngầm số 25 (trụ sở Bô tham mưu đóng tại Camchatka). Trong biên chế của Sư đoàn có 5 tàu ngầm hạt nhân tuần dương mang tên lửa chiến lược: 3 chiếc thuộc dự án 667BDR (“Kalmar”) và 2 chiếc tàu ngầm mới “Borey” dự án 955.
Trong số các tàu nổi cỡ lớn, ngoài tàu “Đô đốc Panteleev” và “Variag” vừa nhắc tới ở trên, chỉ còn duy nhất một chiếc tàu khu trục mang tên lửa dự án 956 (tàu “Bystryi”) và 2 chiếc tàu chống ngầm dự án 1155 (“Đô đốc Tributs” và “Đô đốc Vinogradov”) là có thể thực hiện các chuyến ra các biển xa để trực chiến.
Thêm nữa, “công cuộc” tái trang bị cho Hạm đội (Thái Bình Dương) lại được bắt đầu bằng việc đưa vào biên chế các tàu hộ vệ mới (lớp tàu chiến cỡ nhỏ có lượng giãn nước từ 600 đến 1.500 tấn- thực hiện các nhiệm vụ tuần tiễu, hộ tống, chống ngầm và phòng không cho các căn cứ hải quân-ND).
Mùa hè năm 2017, chiếc tàu đầu tiên kiểu này dự án 20380 mang “Sovershennyi” đã được tăng cường cho Hạm đội (Thái Bình Dương). Các đây không lâu, một tàu hộ vệ khác là “Gromkyi” cũng đã cập cảng Vladivostok để chuẩn bị bàn giao. Vào thời điểm hiện tại, nhà máy đóng tàu Amur đang đóng các tàu “Anh hùng LB Nga Alldar Tsydenzapov” và “Rezkii” cũng cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Nhà máy đóng tàu Sant- Peterburg cũng đang đóng 6 chiếc tàu ngầm điện- diesel dự án 636 “Varshavianka” để trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương.