Sunday, September 29, 2024
Trang chủĐàm luậnSách lược trên Biển Đông của TQ “bất chiến tự nhiên thành”

Sách lược trên Biển Đông của TQ “bất chiến tự nhiên thành”

Trung Quốc đã có nhiều âm mưu, hành động chống phá quyết liệt Hoa Kỳ ở biển Đông trong nhiều năm, nhưng phải tới khi tiến trình này diễn ra thật rõ thì Washington mới nhận thấy. Cái cách mà Trung Quốc chống phá dựa theo binh pháp Tôn Tử là “bất chiến tự nhiên thành”, có nghĩa là không đánh mà thắng.

Theo sách lược nàyTrung Quốc đã tiến hành các bước đi nhỏ: bồi đắp đảo chỗ này, xây đường băng chỗ kia, lắp đặt pháo tên lửa chỗ khác, triển khai giàn khoan thăm dò dầu tạm thời ở vùng biển tranh chấp, lập khu cai quản v.v… Mỗi bước như vậy luôn đượctính toán kĩ lưỡng để chỉ tạo ra một sự kiện nhỏ mà không tạo cớ châm mồi cho phản ứng quân sự từ phía bên kia. Hơn ai hết họ thừabiết còn cách cả một thế hệ mới đọ được với Hải quân và Không quân Mỹ về khả năng chiến đấu.

Sự kiện mới nhất trong tiến trình này xảy ra hồi đầu tháng 10, khi một tàu chiến Trung Quốc xuýt đâm vào tàu khu trục USS Decatur, một tàu khu trục tên lửa dẫn đường, trong vòng 45yard (khoảng 41 mét) ở vùng biển lân cận đá Gaven.

Thật ra, cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với biển Đông không khác là bao so với cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với vùng biển Caribbean trong thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhằm thiết lập sự thống trịtrên vùng biển liền kề. Hoa Kỳ đã thống trị vùng Caribbean, kiểm soát hiệu quả bán cầu Tây, cho phép nó tạo ảnh hưởng trọng yếu đến sự cân bằng quyền lực ở bán cầu Đông trong suốt thế kỷ 20. Tương tự nếu thống trị biển Đông trong thế kỷ 21 Trung Quốc sẽ chiếm vị trí cường quốc khu vực.

Nếu kiểm soát biển Đông hiệu quả Trung Quốc sẽ có khả năng tiếp cận tự do với Thái Bình Dương rộng lớn hơn, tiếp tục làm cho Đài Loan, ranh giới phía bắc của biển Đông, suy yếu. Quả vậy, biển Đông là cửa ngõ vào Ấn Độ Dương, khu vực biển quan trọng nhất của thế kỷ 21, nó vận hành như là hải lộ năng lượng toàn cầu xuyên quốc gia nối các mỏ dầu khí ở Trung Đông với các khu đô thị trung lưu ở Đông Á. Các hành động quân sự của Trung Quốc ở biển Đông không tách rời hành động xây dựng đế chế thương mại của họ trên khắp Ấn Độ Dương cho đến kênh đào Suez và vùng Đông Địa Trung Hải.

Âm mưu rõ ràng như vậy nhưng Trung Quốc luôn coi Hoa Kỳ là nước bá quyền hung hăng. Xét cho cùng, Hải quân Hoa Kỳ đưa các tàu chiến từ Bắc Mỹ đến biển Đông xa xôi, mà theo điểm quy chiếu địa lý của Trung Quốc, vốn là vùng biển nhà của họ – giống y như biển Caribbean đối với người Mỹ. Thực tế là Tuần duyên Hoa Kỳ cho tàu bâu vào nhau bên trong và xung quanh vùng Caribbean cho thấy, theo một cảm giác tâm lý rất thật là Hoa Kỳ có quyền sở hữu vùng biển này như thế nào. Tin tưởng giống như vậy, Trung Quốc cũng có tàu cảnh sát biển, cũng như đội tàu đánh cá ở khu vực biển Đông.

Đến nay Tây Thái Bình Dương không còn là một cái hồ của riêng hải quân Mỹ như trong nhiều thập niên sau Thế chiến II. Việc Trung Quốc trở lại vị thế một cường quốc lớn tạo ra một tình huống đa cực phức tạp hơn. Hoa Kỳ buộc phải dành ra một khoảng trống nào đó cho không quân và hải quân Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Khoảng trống lớn đến đâu là câu hỏi cốt lõi.

Về phía các đồng minh chính của Hoa Kỳ giáp biển Đông như Việt Nam và Philippines, không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải cầu thân với một Trung Quốc lớn hơn, chi phối về kinh tế và ở gần hơn nhiều. Họ muốn Hoa Kỳ chỉ như một đối trọng với Trung Quốc thôi, chứ không phải là một kẻ thù địch. Họ biết rằng Hoa Kỳ có sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở châu Á chủ yếu là do chọn làm như thế, làm cho chính sách của họ không chắc chắn, trong khi Trung Quốc là nguyên tắc tổ chức trung tâm của khu vực.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã truyền đạt sự không chắc chắn vào óc của các đồng minh châu Á. Điều này có thể buộc họ phải ký kết những thoả thuận không chính thức riêng với Trung Quốc. Một quá trình như vậy hiếm khi được chấp nhận và hầu như không bao giờ xuất hiện trên báo chí. Tuy nhiên, một ngày nào đó chúng ta sẽ nhận ra rằng châu Á đã thay đổi không thể đảo ngược lại được.

Chiến lược an ninh của Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis ở biển Đông đang bị chính sách thương mại của Trump phá hoại. Hoa Kỳ không bao giờ có khả năng sử dụng thương mại như một đòn bẩy chống lại Trung Quốc ở biển Đông, nơi mà Bắc Kinh có một chiến lược lớn dài hạn, rất có nền móng, trái ngược với ý tưởng chợt, đến của nhà buôn Trump.

Sức mạnh không chỉ là về quân sự và kinh tế, mà còn là về đạo đức nữa. “Đạo đức” trong trường hợp này là lời nói nhất quán để các đồng minh có thể trông mong vào bạn. Chỉ với những nước ven biển như Việt Nam và Philippines – chưa nói tới Đài Loan và Hàn Quốc – nhìn nó theo sự quan tâm riêng của họ để giữ khoảng cách an toàn với Trung Quốc.

Đang có mâu thuẫn trực tiếp giữa chủ nghĩa dân tộc kinh tế quyết đoán của Trump, với cam kết của chính quyền Mỹ trong việc bảo vệ biển Đông. Biển Đông không phải là ao nhà của Mỹ; nhưng nó lại được Bắc Kinh xem là “ao nhà” của mình. Vì thế Washington cần có một tầm nhìn khu vực nâng cao, làm nền tảng cho tầm nhìn quân sự của mình.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới