Nhật Bản sẽ thành công với chiêu thức ngoại giao mềm dẻo đối phó với sự cứng rắn của Nga nhằm thu hồi 4 hòn đảo nhỏ đang tranh chấp chủ quyền ?
Làm thế nào mà Nga giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong quá khứ có thể sẽ không cung cấp manh mối về cách mà họ sẽ xử lý 4 hòn đảo nhỏ mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền nhưng Nga chiếm đóng kể từ khi kết thúc Thế chiến II.
Xuôi theo dòng Hắc Long Giang (sông Amur) – dòng sông phân chia Trung Quốc với biên giới đông bắc của Nga tại tỉnh lỵ Hắc Hà, Trung Quốc – là khu vực có đài tưởng niệm lịch sử về cuộc xâm lược của người Nga trong triều đại nhà Thanh, thời đại hoàng tộc Trung Hoa cuối cùng đã kết thúc vào năm 1912.
Cuộc xâm lăng dẫn tới kết quả những vùng đất rộng lớn dọc theo con sông được nhượng lại cho người Nga sau khi Điều ước Ái Hồn năm 1858 được ký kết. Điều ước đã được xem là một cái gai trong mắt Trung Quốc, và như một sự sỉ nhục, theo phó Tổng biên tập tờ Nikkei, Yuri Momoi trong một bài xã luận quan hệ quốc tế đăng tải hôm 13/10.
Sông Amur, dòng Hắc Long Gian phân tách Trung Quốc và Nga. Vùng Biển Nhật Bản giáp gianh Trung Quốc. (Ảnh: internationalrivers)
Điều ước Ái Hồn 1858
Điều ước Ái Hồn 1858 giữa Đế quốc Nga và Đế quốc Thanh, thiết lập phần lớn biên giới hiện đại giữa Viễn Đông của Nga và Mãn Châu (quê hương của những người Mãn Châu và triều đại nhà Thanh), ngày nay là Đông Bắc Trung Quốc. Điều ước này đảo ngược quy định của Điều ước Nerchinsk (1689) bởi quy định chuyển vùng đất giữa các dãy núi Stanovoy và sông Amur từ triều đại nhà Thanh sang cho Đế quốc Nga. Đế chế Nga đã thu nạp được hơn 600.000 km² đất từ Trung Quốc.
Hiệp ước [Ái Hồn] đã không giải quyết các tranh chấp lãnh thổ về các hòn đảo trên dòng sông, gây ra xung đột biên giới Trung – Xô năm 1969. Vấn đề này không được giải quyết cho tới năm 2004, sau khi Nga thừa nhận sự cần thiết phải thiết lập những mối quan hệ bạn bè với một Trung Quốc trỗi dậy và kinh tế mạnh mẽ, có ảnh hưởng toàn cầu đang phát triển.
Nga đã thể hiện sự thực dụng tương tự khi một lần nữa cân nhắc bài toán kinh tế trong giải quyết tranh chấp biên giới với Na Uy trên Biển Barents, thỏa hiệp với người láng giềng vì mục đích thúc đẩy phát triển ở Bắc Băng Dương, một điểm mấu chốt trong chính sách của người Nga.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Putin. (Ảnh: SCMP)
Nhật duy trì ngoại giao mềm dẻo, Nga cứng rắn hơn nhiều
Tuy nhiên những ưu đãi về kinh tế mà Tokyo dùng làm “mồi nhử” tại bốn hòn đảo mà phía Nhật gọi là Lãnh thổ phía Bắc, và phía Nga gọi là Nam Kurils, không đủ thuyết phục Nga bàn giao lại các hòn đảo.
Không giống như tranh chấp với Trung Quốc và Na Uy là không có lựa chọn nào khác ngoài việc giải quyết các vấn đề cho tham vọng lợi ích kinh tế riêng, Nga coi vấn đề Lãnh thổ phía Bắc [với Nhật Bản] theo phương diện khác.
Tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông tại Vladivostock hôm 12/9, Tổng thống Nga Putin đã có lời kêu gọi táo bạo tới Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, rốt cuộc hãy cùng ký hiệp ước hoà bình Thế chiến II giữa hai nhà nước, mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết. Ông Abe đã phớt lờ lời kêu gọi của ông Putin, và Kurils vẫn là vấn đề liên quan trọng yếu.
Các đảo tranh chấp mà Nhật tuyên bố chủ quyền, nhưng Nga kiểm soát. Phía Nhật gọi là Lãnh thổ phía Bắc, phía Nga gọi là Quần đảo Kuril. (Ảnh: aljazeera)
Ông Abe duy trì quan điểm “hợp tác kinh tế với Nga sẽ thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau hướng tới giải quyết vấn đề lãnh thổ”, cuối cùng dẫn tới kết quả là Moscow bàn giao [cho Nhật] 4 hòn đảo. Suy nghĩ này là một ảo tưởng, theo ông Yuri Momoi.
Đường lối cứng rắn của ông Putin nhiều ngụ ý hơn thế, ông nói rằng Tuyên bố chung 1956 Liên Xô – Nhật Bản quy định, 2 trong số 4 hòn đảo [thuộc quần đảo Kuril] Habomai và Shikotan – được bàn giao cho Nhật Bản “có nghĩa là tranh chấp lãnh thổ không tồn tại đối với các đảo khác”. Tổng thống Nga còn làm rõ, ngay cả sau khi 2 hòn đảo này trở về [với Nhật], “Bản Tuyên bố chung tuyên bố rằng không có quốc gia nào có chủ quyền” đối với những hòn đảo đó.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Ảnh: Getty Images)
Ông Putin đã nhen nhóm hy vọng cho người Nhật trong một cuộc họp báo hồi tháng 3/2012, khi ông gợi ý rằng 2 nhà nước có thể giải quyết vấn đề lãnh thổ thông qua một thỏa hiệp, nhưng “bởi vì Nhật Bản sau đó đã bắt đầu yêu cầu được trả lại tất cả 4 hòn đảo”, mọi thứ lại quay trở lại từ đầu. Tổng thống [Putin] cũng úp mở về một mối đe doạ, nếu Nhật không thoả hiệp, thì có thể sẽ không bao giờ giành được quyền kiểm soát đối với bất kỳ hòn đảo nào.
Liệu Nhật có quá mức lạc quan về phương thức ngoại giao khéo léo ?
Giờ đây, ngay cả sau khi ông Putin gạt bỏ yêu sách của Nhật Bản đối với các đảo, các quan chức chính phủ tại Tokyo vẫn tin tưởng rằng thông qua ngoại giao khéo léo và bằng cách bày ra thêm bổng lộc với các ưu đãi kinh tế, Nhật Bản cuối cùng sẽ lấy lại được các hòn đảo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một khoảnh khắc vui vẻ tại Tokyo, Nhật Bản hôm 16/12. (Ảnh: ALEXANDER ZEMLIANICHENKO/POOL/REUTERS)
Sự lạc quan vô căn cứ này có tiền lệ lịch sử từ những thành tựu của nhà ngoại giao Jutaro Komura, chính khách đã đàm phán Hiệp ước Portsmouth, hoà ước chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 05. Hiệp ước đã bị công chúng chỉ trích gay gắt vào thời điểm đó nhưng Komura đã thuyết phục bằng các điều khoản – mặc dù không hoàn toàn có lợi cho Nhật Bản – cuối cùng trở thành tốt nhất. Lịch sử dường như đã sinh ra ông, vì những nỗ lực của ông trong việc chấm dứt cuộc chiến tốn kém hiện nay đã xem ra thuận lợi hơn, theo Nikkei. Sau khi bại trận trong cuộc chiến, Nga đã đồng ý trao cho Nhật đảo Sakhalin, cũng như quyền sử dụng cảng và đường sắt của Nga tại Mãn Châu.
Phó Tổng biên tập Yuri Momoi cho hay, lẽ đương nhiên, giữ niềm tin như Komura là cần thiết đối với bất kỳ nhà ngoại giao nào, nhưng họ phải dựa vào thực tế. Niềm tin của Tokyo liên quan tới Lãnh thổ Phía Bắc dường như chỉ hy vọng về kết quả. Và trong khi một số người thuộc văn phòng thủ tướng vẫn lạc quan về phương pháp tiếp cận đã xác định của ông Abe, nó sẽ mất nhiều thời gian hơn cho một triển vọng có màu hồng nhằm giải quyết một vấn đề hóc búa.