Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaĐỡ đòn trừng phạt, Iran mang dầu sang TQ

Đỡ đòn trừng phạt, Iran mang dầu sang TQ

Trung Quốc đã từng tuyên bố sẽ giữ nguyên lượng mua dầu Iran từ trước và sau khi lệnh trừng phạt Mỹ có hiệu lực.

Hãng tin Reuters trích dẫn nguồn tin vận chuyển Iran giấu tên cho biết hơn 20 triệu thùng dầu thô do Công ty Tàu chở dầu Quốc gia Iran (NITC) phụ trách đang trên đường vận chuyển đến thành phố cảng Đại Liên, Trung Quốc.

Nguồn tin cho biết: “Giới lãnh đạo Iran khẳng định các lệnh trừng phạt của Mỹ không thể ngăn Iran bán dầu. Chúng tôi có nhiều phương thức khác nhau để bán dầu và khi tàu chở dầu đến Đại Liên, chúng tôi sẽ quyết định bán nó cho người mua khác hoặc cho Trung Quốc”.

Tàu Dune mang dầu thô rất lớn, được điều hành bởi công ty Tàu chở dầu quốc gia Iran, đã bốc dỡ dầu vào khu vực lưu trữ tại khu vực Thiên Tân của cảng, đây là lần đầu tiên dầu thô Iran được bốc vào kho ngoại quan trong gần 4 năm. Tàu này đã rời cảng dầu Iran tại đảo Kharg vào ngày 12/9/2018.

Khu vực Thiên Tân là nơi có rất nhiều kho chứa, bao gồm cả các kho chứa thương mại và chiến lược. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và cảng Đại Liên cùng vận hành việc lưu trữ thương mại trong khu vực.

Dữ liệu và nguồn tin xuất khẩu từ Refinitiv Eikon cho thấy, công ty đang xuất khẩu hơn 20 triệu thùng dầu tới cảng Đại Liên.

“Với việc các nhà lãnh đạo của chúng tôi nói ngăn cản Iran bán dầu là điều không thể. Chúng tôi có nhiều cách để bán dầu và khi các tàu chở dầu cập cảng Đại Liên, chúng tôi sẽ quyết định sẽ bán chúng cho những người mua khác hay cho Trung Quốc” – nguồn tin cho hay.

Cho đến nay, tổng cộng 22 triệu thùng dầu thô Iran, được vận chuyển trên các tàu chở dầu của công ty National Iranian Tanker, được dự báo đến Đại Liên vào tháng 10 và tháng 11.

Dẫu vậy, một quan chức phụ trách về quan hệ với nhà đầu tư tại cảng Đại Liên từ chối bình luận với Reuters về các lô hàng dầu từ Iran.

Một nhà quản lý tại kho lưu trữ dầu thô của cảng Đại Liên cũng từ chối yêu cầu bình luận của Reuters về liệu dầu của Iran có được chuyển đến kho chứa hay không. Ông này nói đây là “thời điểm tồi tệ nhất” để đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan đến dầu thô Iran.

Theo thống kê hồi tháng 1/2015, cảng Đại Liên mỗi tháng thường tiếp nhận từ 1 triệu đến 3 triệu thùng dầu Iran. Thành phố cảng này có một số nhà máy lọc dầu, trong đó có nhà máy lọc dầu thương mại lớn nhất Trung Quốc.

Cảng Đại Liên cũng là nơi đã dự trữ số dầu thô của Iran hồi năm 2014 trước khi thỏa thuận hạt nhân Iran ký kết với 6 bên. Lượng dự trữ này sau đó được bán cho Hàn Quốc và Ấn Độ.

Trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với việc xuất khẩu dầu Iran sắp có hiệu lực (ngày 4/11), quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được cho là đang tìm kiếm thêm một số nhà sản xuất dầu thô.

Đầu tuần qua, Phó Tổng thống thứ nhất Iran Eshaq Jahangiri tuyên bố nước này sẵn sàng chống lại các lệnh cấm vận của Mỹ và đã tìm được các đối tác mới để mua dầu.

Cho tới nay, Trung Quốc đã công khai ủng hộ Iran trước đòn trừng phạt Mỹ bằng cách khẳng định tiếp tục mua dầu của Iran bằng với một lượng dầu trước khi Mỹ áp đòn trừng phạt.

Quốc gia này ngày càng có quan hệ mật thiết hơn với Iran trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ và đòn trừng phạt Mỹ áp đặt vào Iran.

Iran có nguồn dầu lửa mà Trung Quốc đang cần. Trong khi đó, Iran cũng cần nguồn vốn đầu tư mà Trung Quốc thì thừa sức đáp ứng nhu cầu đó.

Do don trung phat, Iran mang dau sang Trung Quoc
Iran từng nhờ Trung Quốc trữ dầu để bán cho Hàn Quốc, Ấn Độ.

Ngoài Iran, Ấn Độ cũng là quốc gia công khai ủng hộ trước đòn trừng phạt của Mỹ.

Tháng trước Ấn Độ đã nhập khoảng 528.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Iran, nhiều hơn khoảng 1% so với 523.000 thùng/ngày trong tháng 8/2018 và nhiều hơn 27% so với một năm trước.

Nhập khẩu dầu trong tháng 9/2018 của Ấn Độ cũng tăng bởi Công ty Reliance Industries nhập 2 triệu thùng dầu thô Iran.

Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ đã sẵn sàng đặt mua 9 triệu thùng dầu từ Iran hay khoảng 300.000 thùng/ngày trong tháng 11/2018. Bộ trưởng Dầu mỏ Dharmendra Pradhan đã khẳng định rằng hai nhà máy lọc dầu Ấn Độ sẽ tăng lượng dầu Iran trong tháng 11/2018.

Iran tiếp tục là nguồn cung cấp dầu lớn thứ 3 cho Ấn Độ trong tháng 9/2018, sau Iraq và Saudi Arabia.

Ấn Độ, khách hàng dầu mỏ lớn của Iran sau Trung Quốc là một trong vài quốc gia tiếp tục giao dịch với quốc gia Trung Đông này sau khi Mỹ ban bố lệnh trừng phạt.

Năm 2015, Iran và nhóm P5+1 đã ký thỏa thuận mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

Theo thỏa thuận này, các biện pháp trừng phạt Iran liên quan chương trình hạt nhân của nước này dần được dỡ bỏ để đổi lấy việc Tehran bảo đảm tính chất hòa bình của các hoạt động hạt nhân.

Tuy nhiên, đầu tháng 5 vừa qua, Tổng thống Donald Trump chính thức rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tuyên bố sẽ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương chống Tehran.

RELATED ARTICLES

Tin mới