Chính phủ Bắc Kinh và Manila đã công bố đổi mới cam kết về nguyên tắc tự do hàng hải tại Biển Đông và hợp tác thăm dò dầu khí chung trong khu vực tranh chấp.
Cuộc gặp lần thứ hai giữa các nhà ngoại giao Philippines và Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh hôm thứ Năm (18/10) trong “cơ chế tham vấn song phương” và cả hai đều đồng ý quản lý đúng đắn các tranh chấp trong vùng biển giàu khoáng sản, theo Eurasia Review.
Tuy thông tin chi tiết về sự phát triển chung không được công bố, nhưng trước đó Philippines nói rằng họ đang có thỏa thuận tỷ lệ chia 60 – 40% với Trung Quốc. Philippines cũng gợi ý về khu vực thăm dò có thể nằm trong vùng lân cận của Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) mà Manila gọi là Bãi Recto (Recto Bank).
Khu vực này nằm trong khu kinh tế độc quyền của Manila, nơi được cho là nằm trên đỉnh các mỏ dầu thiên nhiên.
Cả hai bên đã có một cuộc trao đổi “hiệu quả” và “tái khẳng định” cam kết các nguyên tắc quyền tự do hàng hải và quyền tự do bay ngang qua vùng trời phía trên Biển Đông.
Theo Cơ quan Thông tấn Philippines, thỏa thuận này được đưa ra khi gần đây tàu khu trục Trung Quốc và Mỹ có cuộc chạm trán gần một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp, khi Hoa Kỳ tiến hành tự do hàng hải trong khu vực.
Thỏa thuận này của Tổng thống Rodrigo Duterte là để xoa dịu Trung Quốc do phán quyết năm 2016 về việc Tòa án Trọng tài thường trực ở Hague ủng hộ Manila.
Trước đây, cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã đưa Trung Quốc ra tòa sau khi các tàu của họ lấn chiếm eo biển Scarborough, gần với đảo Luzon chính của Philippines nhưng Trung Quốc viện dẫn các quyền lịch sử và từ chối tuân thủ phán quyết này.
Thay vào đó, Bắc Kinh đã tiếp tục xây dựng đảo trong khu vực, và trang bị các nhà máy điện hạt nhân. Trước đó, Philippines phủ nhận báo cáo rằng Trung Quốc đã mang điện hạt nhân đến các vùng biển tranh chấp.
Bên lề cuộc họp cấp cao ASEAN tại Singapore hôm thứ Sáu (19/10), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã gặp ông Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
Ông Mattis tuyên bố “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tự do hoạt động hàng hải bất chấp việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và trang bị khí tài quân sự ở những nơi đó”.
“Hoa Kỳ sẽ đưa máy bay, lái tàu biển, và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia tự tin thực hiện quyền này”, ông Mattis cho biết tại cuộc họp ASEAN