Thursday, November 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiChiến tranh thương mại buộc TQ phải "rút lui" khỏi cuộc chiến...

Chiến tranh thương mại buộc TQ phải “rút lui” khỏi cuộc chiến chống nợ

Ngay khi Trung Quốc bắt đầu nắm bắt được quy mô tích luỹ số nợ khổng lồ thì tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ đang khiến nước này buộc phải rút lui khỏi tiến trình giảm nợ.

Nhiều dự án đầu tư lớn đã thúc đẩy mức tăng của GDP, đưa đất nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, khoản nợ đã lên đến con số khổng lồ cần được giải quyết, trong khi giới chức nước này lại thay đổi quá trình phát triển cho một mô hình bền vững hơn.

Kế hoạch này là nền tảng cho một nền kinh tế trưởng thành hơn, với việc tăng sức chi tiêu của số lượng người tiêu dùng ngày một nhiều, chứ không chỉ là các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng như trước.

Nhưng cuộc chiến thương mại với Mỹ đang làm suy giảm mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và khiến nước này buộc phải suy nghĩ lại về kế hoạch giảm nợ, cùng lúc đó các giới chức tìm cách để đối mặt với thuế quan của ông Trump.

Các nhà kinh tế học đang nhận thấy mức thuế trong tương lai có nhiều khả năng sẽ được áp cho tất cả các lô hàng vận chuyển từ Trung Quốc đến Mỹ, có nghĩa là Bắc Kinh đang lên kế hoạch cho những lần nới lỏng tài chính sắp tới.

Điều này đã được thể hiện dưới hình thức cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, trong đó giới hạn số tiền mà họ được nắm giữ. Những động thái gần đây cho thấy rằng các ngân hàng đang có nhiều tiền hơn để cho vay, kích thích nền kinh tế đang nắm giữ khoản nợ ngày một nhiều.

Li-Giang Liu, kinh tế gia trưởng của Trung Quốc tại CitiBank, cho biết thông báo mang tính kích thích rất lớn đã được công bố vào tháng trước bởi chính quyền tỉnh Quảng Đông – trung tâm xuất khẩu của Trung Quốc, trong đó bao gồm các biện pháp về thuế, đất đai và công trình hạ tầng kỹ thuật, là một ví dụ điển hình về xu hướng mới trong nước này.

Ông nói: “Chính sách này cho thấy những bước đi tới tiến trình giảm nợ của Trung Quốc ít nhiều gặp khó khăn. Chúng tôi thấy rằng sẽ có nhiều chính sách kích thích tiền tệ và tài chính hơn trong thời gian tới.”

Một báo cáo của Citi ước tính rằng việc tạm ngừng tiến trình giảm nợ sẽ làm tăng tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc lên 12,3 điểm phần trăm, lên mức 274,5% vào cuối năm nay.

Citi cho biết: “Theo quan điểm của chúng tôi, thị trường đã đúng khi cảm nhận được mối lo ngại lớn hơn về sự bền vững của tỷ lệ nợ và những rủi ro tài chính gia tăng.”

Andrew Collier, CEO của Orient Capital Research tại Hồng Kông, nói rằng sẽ có khả năng “rò rỉ trong nền kinh tế nợ của Trung Quốc “, nghĩa là những người cần tín dụng sẽ phải tìm cách để vượt qua hệ thống ngân hàng bóng tối.

Collier nói: “Vì vậy tôi không lạc quan rằng sẽ có sự trì hoãn lớn trong quá trình giảm nợ vào năm 2019 và điều đó có nghĩa là mức nợ hiện tại có khả năng sẽ duy trì ở mức này hoặc tăng lên, có thể sẽ là một thảm hoạ.”

Ray Heung, phó chủ tịch tổ chức tài chính tại Moody’s Investors Service, cho biết chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ hệ thống ngân hàng, tập trung vào những ngân hàng lớn hơn, nhưng sẽ tham gia cùng với những ngân hàng nhỏ có mối quan hệ với chính quyền địa phương hoặc đóng vai trò xã hội.

Ông nói: “Chúng tôi nghĩ rằng một trong những yếu tố thực sự quan trọng là sự ổn định xã hội ở Trung Quốc.”

RELATED ARTICLES

Tin mới