Trung Quốc chuyển dịch sang kinh tế tiêu dùng là điều chắc chắc phải diễn ra, cuộc chiến thương mại là chất xúc tác thúc đẩy nó diễn ra nhanh hơn.
Bước đi tính toán
GDP quý III/2018 của Trung Quốc chỉ đạt 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009.
Tuy nhiên, cơ cấu tăng trưởng kinh tế của nước này đã có sự thay đổi với sự bứt tốc đáng kể của tăng trưởng bán lẻ, sự sụt giảm của sản xuất công nghiệp, đầu tư tài sản cố định, đầu tư bất động sản, cơ sở hạ tầng…
Theo Phó Thủ tướng Lưu Hạc, kinh tế Trung Quốc được điều chỉnh để chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế có trọng tâm là sản xuất-xuất khẩu sang nền kinh tế có trọng tâm là kinh tế tiêu dùng. Cơ cấu tăng trưởng kinh tế quý III đã phản ánh điều này.
Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho hay, sự chuyển dịch của nền kinh tế Trung Quốc như tuyên bố của lãnh đạo Chính phủ nước này là điều tất yếu và cuộc chiến thương mại với Mỹ chính là chất xúc tác, thúc đẩy quá trình chuyển dịch trên diễn ra nhanh hơn, toàn diện hơn.
Phân tích cụ thể, vị chuyên gia cho biết, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang đi vào giai đoạn quyết liệt khi hai bên giáng vào nhau những đòn thuế quan lớn nhất cho tới nay, đặc biệt là từ phía Mỹ.
Làn sóng thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã làm cho xuất khẩu của Trung Quốc có những thay đổi về bản chất.
Về nguyên tắc, đáng ra đòn thuế quan phải làm giảm đi cả về số lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu của Tru
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã có bước chuyển nhất định khi xem xét cắt giảm sự phụ thuộc vào việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, thay vào đó là hướng nhiều hơn vào hoạt động phục vụ tiêu dùng của 1,4 tỷ dân trong nước.
Thị trường Trung Quốc vô cùng rộng lớn, chiếm tới 1/4 dân số thế giới, nếu khai thác hết thị trường này cũng là bước chiếm lĩnh thị phần lớn nhất trên thị trường tiêu dùng, ông Thịnh nhận xét.
Theo vị chuyên gia, cả một thời gian dài Trung Quốc chú trọng đến hoạt động xuất khẩu, trong khi tiêu dùng trong nước vẫn nằm trong giới hạn. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng lên rất nhanh, nhưng chủ yếu vẫn đổ vào các nhà tư bản và một số tầng lớp giàu có, còn đa phần người dân Trung Quốc vẫn chưa tiêu dùng nhiều các sản phẩm hàng hóa công nghiệp, công nghệ cao.
“Chính vì thế, việc điều chỉnh để chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế có trọng tâm là sản xuất-xuất khẩu sang nền kinh tế có trọng tâm là kinh tế tiêu dùng, hướng đến thị trường trong nước là bước đi có tính toán của chính phủ Trung Quốc nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của cuộc chiến tranh thương mại, đồng thời giúp nền kinh tế Trung Quốc có bước phát triển mới”, ông Thịnh cho biết.
Điều này lý giải tại sao tăng trưởng bán lẻ của Trung Quốc trong quý III/2018 có sự bứt tốc (từ 9% trong tháng 8/2018 lên 9,2% trong tháng 9/2018).
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng nhấn mạnh, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc sẽ khiến nước này có những mất mát, thua thiệt nhất định và cuộc chiến tranh thương mại cũng khiến cho cả Mỹ, Trung Quốc và cả những bên có dính líu lợi ích đều bị thiệt hại.
Tuy nhiên, với Trung Quốc, do nền kinh tế phát triển chưa thực sự ổn định, tính bền vững chưa cao, nên sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng GDP, sự mất giá của đồng nhân dân tệ trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế là đương nhiên.
Về tổng thể, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục giảm, nhưng về lâu dài, nó có thể thay đổi, dần quay lại tăng trưởng và tăng trưởng tốt, không quá đáng ngại.
Suốt một thời gian dài, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng nóng, vì thế đã đến lúc quốc gia này phải thay đổi cơ cấu kinh tế, chấn chỉnh lại hoạt động của nền kinh tế. Việc giảm tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế mà không gây sốc cho nền sản xuất cũng như xáo trộn đời sống xã hội đã là một thắng lợi lớn của Trung Quốc.
ng Quốc vào Mỹ, từ đó ảnh hưởng lớn đến sản xuất của Trung Quốc nói riêng và nền kinh tế nước này nói chung vì Mỹ là thị trường tiêu dùng lớn hàng hóa của Trung Quốc.
Nhưng thực tế, một vài tháng gần đây, lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ giảm không nhiều.Việc Mỹ đánh thuế với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc ban đầu chủ yếu ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà nhập khẩu Mỹ.
Còn việc đánh thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào tháng 9 vừa qua ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa tiêu dùng của người dân Mỹ. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc cũng không được cải thiện.
Điều đó cho thấy ảnh hưởng ngắn hạn của việc đánh thuế đối với nền sản xuất của Trung Quốc cũng như với tiêu dùng hàng hóa Trung Quốc trên thị trường Mỹ là không lớn bởi người Mỹ đã có thói quen tiêu dùng hàng Trung Quốc, thay đổi thói quen ấy không hề dễ.