Nếu trường hợp Mỹ phải đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh tương lai thì những vũ khí nào sẽ được Bắc Kinh lựa chọn sử dụng để nghênh chiến với Washington?
Một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ Ba rất khó có khả năng xảy ra giữa các cường quốc quân sự trên thế giới hiện nay, bởi nó không đáp ứng những lợi ích tốt nhất cho cả Mỹ, Nga hay Trung Quốc.
Mặc dù vậy, quân đội của bất cứ nước nào cũng đều luôn phải sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc xung đột nếu chẳng may nó diễn ra.
Nếu trường hợp Mỹ phải đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh tương lai thì những vũ khí nào sẽ được Bắc Kinh lựa chọn sử dụng để nghênh chiến với Washington?
1. Tên lửa siêu vượt âm
Tên lửa siêu vượt âm nòng cốt của Trung Quốc là thiết bị phóng lướt siêu thanh DF-ZF. Nhưng quốc gia này cũng đang nghiên cứu chế tạo nhiều đầu đạn siêu vượt âm khác và thậm chí đã từng thử nghiệm một tên lửa đạn đạo chống hạm có thể bay ở tốc độ siêu thanh trong giai đoạn cuối tiếp cận mục tiêu.
Các đầu đạm phóng lướt siêu âm như DF-ZF có thể được lắp đặt trên nhiều dòng tên lửa hiện có, qua đó gia tăng tầm tấn công của chúng lên tới 50% trong khi vận tốc cũng được cải thiện rất đáng kể.
Những vũ khí dạng này được đặc biệt coi trọng ở cấp chiến lược bởi các tên lửa siêu vượt âm có thể mang theo đầu đạn hạt nhân và vượt qua hầu hết các hệ thống phòng thủ hiện nay.
Mặc dù vậy, chúng vẫn bộc lộ mối đe dọa rất lớn tới cấp chiến thuật vì có khả năng hạn chế hiệu quả hoạt động của các hệ thống phòng thủ hải quân.
Trong trường hợp Trung Quốc và Mỹ xảy ra xung đột ở Thái Bình Dương, các tên lửa siêu vượt âm này sẽ là một mối đe dọa không hề nhỏ đối với hạm đội Hải quân Mỹ cũng nhưng các tổ hợp phòng thủ đặt trên bờ của cả Lục quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ.
2. Tàu đổ bộ chở tăng Type 072A
Tàu đổ bộ chở tăng Type 072A chỉ là một trong số các tàu đổ bộ dạng này nhưng có quy mô lớn hơn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, đây thực sự là một “con chim đầu đàn” và Trung Quốc hiện đang sở hữu 15 chiếc. Chúng có thể chở theo tới 10 xe tăng, 1 tàu đệm khí, 4 xuồng đổ bộ, 250 binh lính và 1 trực thăng.
Tất cả các phương tiện này có thể được vận chuyển nhanh chóng tới hầu hết các bờ biển và được bảo vệ bởi pháo 30 mm lắp trên Type 072A trong suốt quá trình triển khai, cho phép 1 đại đội bộ binh hoặc thiết giáp đổ bộ lên bờ trực tiếp tham chiến.
3. Thủy phi cơ khổng lồ AG-600
Thời gian gần đây, AG-600 – chiếc thủy phi cơ không lồ của Trung Quốc và được xếp vào dạng lớn nhất thế giới xét về kích cỡ cũng như tải trọng mà nó mang theo, đang thu hút được sự quan tâm lớn.
Tuy có vẻ bề ngoài thô kệch nhưng AG-600 được đánh giá là một phương tiện vận chuyển hậu cần không thể xem thường ở những khu vực như Biển Đông. Loại thủy phi cơ này trang bị một số cảm biến và không có vũ khí nhưng nó lại có khả năng cất cánh từ những vùng nước nông với tải trọng mang theo lên tới 13 tấn.
Vì vậy, nó có thể đảm trách sứ mệnh triển khai binh lính tới các đảo xa hoặc tàu chiến ngoài khơi mà không cần đòi hỏi tới bãi đáp.
Cũng có một số đồn đoán về khả năng tác chiến chống ngầm của AG-600. Dù thực tế xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy loại thủy phi cơ này là một phương tiện trinh sát cỡ lớn, chẳng hạn như có thể hoạt động tầm xa và mang được nhiều tải trọng, nhưng truyền thông Trung Quốc lại có xu hướng hạ thấp vai trò này của AG-600.
4. Trực thăng không người lái Golden Eagle CR500
Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin được tiết lộ nhưng Golden Eagle CR500 là một trực thăng không người lái có thể mang theo tên lửa không đối đất. Đã xuất hiện một số đồn đoán cho rằng chiếc trực thăng này có thể hoạt động liên tục 6 giờ đồng hồ và mang theo tải trọng tối đa 4 tên lửa.
Nếu những thông tin trên là đúng và kết hợp với các dự án tương tự khác, Trung Quốc có khả năng săn lùng và tấn công các lực lượng Mỹ trên bờ từ các tàu tương đối nhỏ.
5. Máy bay không người lái CH-7
Máy bay không người lái (UAV) CH-7 mới được Trung Quốc tiết lộ dường như là một phiên bản nhái chiếc X-47B của Hải quân Mỹ. Giống như X-47B, CH-7 là một UAV tàng hình phóng đi từ một phương tiện mang phóng có khả năng xâm nhập các không phận được bảo vệ nghiêm ngặt để thực hiện nhiệm vụ trinh sát, và nếu cần thiết thì sẵn sàng tham chiến.
Thậm chí nếu chỉ nhái được một phần của X-47B, CH-7 vẫn có thể giúp Trung Quốc có khả năng tấn công các lực lượng Mỹ trên bờ và phá hủy đội hình máy bay chiến đấu của Mỹ mà không gây thiệt hại gì cho phi công.
Đây có thể là một phương tiện làm thay đổi cuộc chơi vì một trong những hạn chế lớn nhất của Trung Quốc trong giấc mơ trở thành cường quốc quân sự là nước này thiếu rất nhiều phi công.
6. Máy bay ném bom tàng hình H-20
Chiếc máy bay ném bom tàng hình mới này của Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện về mặt kỹ thuật nhưng đã có một số thông tin rò rỉ về nó và dường như lại rất giống với chiếc B-2 Spirit của Mỹ.
Nếu đúng là H-20 sở hữu các khả năng hấp thụ sóng radar, đánh lừa hay ngụy trang hồng ngoại như B-2 thì điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể xâm nhập hệ thống phòng không Mỹ rồi tấn công các trạm radar, tên lửa để dọn đường cho các phi đội máy bay thông thường làm nhiệm vụ oanh tạc.
7. Tàu hộ tống tàng hình Type 056
Tàu hộ tống là những phương tiện nhỏ gọn về kích thức và sức mạnh chiến đấu nhưng bù lại có tính linh hoạt cao.
Type 056 cũng không phải là một ngoại lệ: Lượng choán nước chỉ 1.365 tấn, trang bị 4 tên lửa hành trình chống hạm, 8 tên lửa hải đối không, 2 ống phòng ngư lôi, cùng 1 pháo 76 mm và 2 pháo 30 mm. Tốc độ di chuyển của nó khoảng 35 hải lý/giờ.
Type 056 có lợi thế là giá rẻ và đủ khả năng đáp ứng mục tiêu sát thương các lực lượng đổ bộ, các đơn bị tàu chiến cỡ nhỏ, làm gián đoạn hoạt động đổ quân hoặc mở màn khai chiến giữa các hạm đội. Trung Quốc đã đưa vào sử dụng chiếc Type 056 thứ 41 cách đây vài tháng.