Wednesday, November 27, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiẤn Độ "thắng đẹp": TQ thất thế, tổng thống Maldives buông lời...

Ấn Độ “thắng đẹp”: TQ thất thế, tổng thống Maldives buông lời làm Bắc Kinh nhói lòng

Tổng thống Ibrahim Mohamed Solih gọi Ấn Độ là “người bạn thân thiết nhất” của Maldives, trong khi Ấn Độ hứa hỗ trợ láng giềng 1.4 tỉ USD – hãng AP đưa tin.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih (Ảnh: PMOIndia)

Tân tổng thống Maldives chọn Ấn Độ làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử hồi tháng 9 trước tiền nhiệm Yameen Abdul Gayoom – người đã thúc đẩy đảo quốc này “xoay trục” mạnh mẽ về Trung Quốc trong nhiệm kỳ 5 năm của mình.

Ấn Độ đã đề nghị hỗ trợ Maldives 1.4 tỉ USD, động thái được cho là nhằm đối phó với tầm ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc, cũng như làm giảm áp lực những khoản nợ “ngập đầu” mà Maldives phải trả cho Bắc Kinh.

Ông Solid cho biết sau cuộc hội đàm ngày 17/12 với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, rằng hai nước sẽ “tăng cường an ninh hàng hải” thông qua tuần tra, giám sát trên không và trao đổi thông tin.

“Ấn Độ là người láng giềng gần gũi nhất của chúng tôi và nhân dân hai nước được kết nối bằng tình hữu nghị và văn hóa thân cận,” Tổng thống Maldives nói. “Với những liên hệ gần gũi đó, thương mại và mậu dịch đã nở rộ. Ấn Độ không chỉ là người bạn tốt nhất, mà còn là một trong những đối tác lớn nhất của chúng tôi.”

Gói hộ trợ tài chính của Ấn Độ cho nước láng giềng bao gồm hỗ trợ ngân sách, các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ và hạn mức tín dụng. Thủ tướng Modi cũng đánh giá cuộc đối thoại với ông Solid là “thành công” và được xây dựng trên trình hữu nghị bền vững giữa hai nước.

“Chúng tôi muốn có liên hệ thương mại to lớn hơn với Maldives,” ông Modi nói. “Ngày càng có nhiều cơ hội cho các công ty Ấn Độ ở đảo quốc này, điều đó có lợi cho cả hai nước. Những lợi ích về an ninh của chúng tôi giao thoa với nhau, chúng tôi sẽ không cho phép đất nước mình bị lợi dụng vào những hoạt động gây tổn hại cho đối phương.”

New Delhi vẫn luôn xem đảo quốc láng giềng ở Ấn Độ Dương với dân số 400.000 người là một khu vực trong tầm ảnh hưởng của nước này. Trong khi đó, Bắc Kinh cũng coi Maldives là nhân tố trọng yếu trên lộ trình triển khai sáng kiến “Vành đai và Con đường” của chủ tịch Tập Cận Bình. 

Trung Quốc đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào dự án mở rộng sân bay, bất động sản và các hạng mục khác tại Maldives.

Chính sách đối ngoại của Maldives đã xoay chuyển đáng kể dưới thời ông Solid. Ông khẳng định các điều kiện của nước này đã “chín muồi” để đón nhận các khoản đầu tư từ Ấn Độ, và chính phủ cam kết cung cấp “bảo trợ pháp lý” cho các nhà đầu tư.

Trung tâm phát triển toàn cầu (CGD) ở Washington, Mỹ, ước tính tổng các khoản vay mà Trung Quốc đã cấp cho Maldives tối thiểu là 1.3 tỉ USD, bằng khoảng 1/4 GDP quốc đảo này. 

Còn theo một kết quả khác, ông Solih đã gặp đại sứ Trung Quốc sau cuộc bầu cử ngày 23/9 và nhận được thông tin Maldives không chỉ nợ Trung Quốc 1.5 tỉ USD, mà con số thực tế đã “đội lên” tới gần 3 tỉ USD.

Việc Bắc Kinh khiến Maldives sa vào khoản nợ khổng lồ đã khiến New Delhi lo sợ về viễn cảnh Trung Quốc tìm cách đánh bật tầm ảnh hưởng của Ấn Độ trên Ấn Độ Dương.

Cựu tổng thống “thân Trung Quốc” Yameen hiện đang bị điều tra hành vi tham nhũng, sau khi tòa án Maldives yêu cầu đóng băng các tài khoản có giá trị tới 6.5 triệu USD. Ông này đã bị cảnh sát thẩm vấn vào hôm 15/12.

Sau khi ông Solid nhậm chức hôm 17/11, chính phủ mới của Maldives đã lập tức xúc tiến ý định rút khỏi hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc bởi nhận thấy những vấn đề bất cân bằng trong thỏa thuận mới được ký chưa đầy 1 năm này.

Mahamed Nasheed, cựu tổng thống Maldives và là cố vấn của tân tổng thống Solid, nói rằng Trung Quốc “không mua gì” từ Maldives và hiệp định trên là “thỏa thuận một chiều”.

Chính quyền ông Solid cũng khẳng định không tiếp tục theo đuổi những thỏa thuận đầu tư không có giá trị kinh tế, đồng thời sẽ kiểm toán lại toàn bộ thỏa thuận do ông Yameen ký kết – được cho là đã dẫn đến làn sóng đầu tư cơ sở hạ tầng ồ ạt với nguồn vốn vay của Trung Quốc, khiến đất nước lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

RELATED ARTICLES

Tin mới