Tuesday, November 26, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ mất Trung Đông đau xót như thế nào?

Mỹ mất Trung Đông đau xót như thế nào?

Giá can thiệp Trung Đông cho Mỹ: Khoảng 7.000 người chết, 40.000 người bị thương và hơn 7 nghìn tỷ đô la. 

Tại Cộng hòa Ả rập Syria: Assad phải đi…!

7 năm trước, Tổng thống Mỹ Obama nói: “Assad must go!” (Assad phải ra đi!)

Vì vậy, trên tờ Washington Post, ngày 18 tháng 8 năm 2011 đăng trích lời trực tiếp của Tổng thống Barack Obama:

“Tương lai của Syria phải được quyết định bởi người dân của họ, nhưng Tổng thống Bashar Assad đang đứng trước cách (với sự hỗ trợ của Mỹ-PT nổi dậy, lật đổ bằng quân sự) của họ, thời gian đã đến lúc Tổng thống Assad phải bước sang một bên”.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron đã ký vào tối hậu thư Obama cho chính quyền Syria: Assad phải đi!

Bảy năm sau và 500.000 người Syria đã chết sau đó, ba nhân vật đứng đầu thế giới này là Obama, Sarkozy và Cameron đã rời ghế ra đi trong khi Assad vẫn cai trị ở Damascus.

Ngay sau đó, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh cho 2000 người Mỹ còn lại, rời khỏi Syria và đang trên đường về nhà khi “đã chiến thắng quân khủng bố IS”.

Dù Thượng nghị sĩ Lindsey Graham khăng khăng đề nghị Trump chầm chậm rút vì nếu rời đi ngay bây giờ, thì đồng minh của chúng ta hoặc người Kurd sẽ bị tàn sát…thì Mỹ rút quân khỏi Syria là không thể đảo ngược, khi “Vua không nói chơi, không lấy lại lời…”.

Tuyên bố của Tống thống Mỹ rút quân khỏi Syria là vô cùng chính xác bởi Mỹ sang Syria để diệt khủng bố IS và khi đã chiến thắng, tiêu diệt được IS thì Mỹ rút quân về nước, thế thôi!

Vậy có sự thắc mắc là phải chăng, sau 7 năm ở Syria, Mỹ đã có đồng minh mà các lực lượng đồng minh lại là kẻ thù của chính quyền Assad?

Nếu không thì tại sao Mỹ lại lo sợ chính quyền Assad chiến thắng và đồng minh sẽ bị giết chết khi Mỹ rút đi?

Nhưng thôi, không cần phải truy trách nhiệm của ông Obama khi quyết định can thiệp vào Syria bởi bất cứ mục đích nào…chỉ biết rằng, hiện nay Mỹ đã rút quân, Assad vẫn tại vị và Syria đã chiến thắng.

Syria không giống như Iraq và Libya.

Iraq, Libya và Yemen…

Tại Iraq

Với “cái lọ bột màu trắng”, George W. Bush đã phát động Chiến dịch Tự do Iraq để tước mạng sống của Tổng thống Iraq Saddam Hussein bằng cáo buộc WMD mà ông không có, để “biến Iraq thành một nền dân chủ và pháo đài phương Tây trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo”…

Mười lăm năm sau, người Iraq đang tranh luận về việc trục xuất người Mỹ ra khỏi đất nước.

Muqtada al-Sadr, giáo sĩ mang dòng máu Mỹ đang dẫn đầu cáo buộc để khởi động chiến lược trục xuất này. Ông đứng đầu đảng với số lượng thành viên lớn nhất trong quốc hội.

Sau khi Trump bay tới Iraq vào dịp Giáng sinh nhưng không thèm gặp tổng thống nước này, Quốc hội Iraq, gọi đây là sự coi thường của Hoa Kỳ đối với chủ quyền của các quốc gia khác và một sự xúc phạm quốc gia, đang bắt đầu tranh luận về việc có nên trục xuất 5.000 lính Mỹ vẫn còn ở nước họ hay không.

Ai cũng biết kẻ thù mà Mỹ ghét cay ghét đắng tại Trung Đông là Iran và chính quyền Iraq của Tổng thống Saddam Hussein vốn cũng thù địch sâu sắc với Tehran, nhưng điều thú vị địa chính trị đã xảy ra khi Mỹ lật đổ Saddam Hussein thì chính quyền mới Iraq lại rất thân thiện, đoàn kết với Iran…

Vậy, sau 15 năm can thiệp vào Iraq thì Mỹ được cái gì hay chỉ bị đuổi đi và trao Iraq vào tay kẻ thù Iran? Vẫn biết lúc đó là Mỹ bảo vệ “hệ thống Petrodolar”, nhưng, trong tình hình, bối cảnh hiện nay khi Nga đang nổi lên, Arabia Saudi đang “bất kham” với Mỹ thì nó đã trở thành vô nghĩa.

Tại Libya

Năm 2011, Mỹ đã tấn công lực lượng của nhà độc tài Moammar Gadhafi và giúp thực hiện hành vi lật đổ của ông, dẫn đến số mạng của ông cũng như ngài Sadđam Hussein.

Cuộc xung đột Libya đã khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng. Sản lượng của ngành công nghiệp dầu mỏ quan trọng của Libya đã sụp đổ đến một phần nhỏ của nó. Libya đã trở thành một “nhà nước thất bại”…

Năm 2016, chính ngài David Cameron đã công nhận sai lầm khi tấn công Libya và Obama nói rằng việc không chuẩn bị cho Libya thời hậu Gadhafi có lẽ là sai lầm tồi tệ nhất của người Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Giờ đây, có vẻ như các phe phái Libya đang hướng về Nga và “gấu Nga đã thò cả 4 chân vào Libya” chứ không phải chỉ một chân như ngài cựu Bộ trưởng quốc phòng Anh lo lắng kêu lên như vậy.

Tại Yemen

Trong ba năm, Mỹ đã hỗ trợ máy bay, đạn dược dẫn đường chính xác, thông tin, tiếp nhiên liệu và nhắm mục tiêu trên không…cho một cuộc chiến của Arbia Saudi với phiến quân Houthi.

Kết quả không thể thắng nhưng đã tạo ra một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế kỷ 21.

Thái tử Mohammed bin Salman, kiến ​​trúc sư của nó, trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán ở Istanbul đã bị Quốc hội Mỹ lên án vì đồng lõa và đang soạn thảo kế hoạch để cắt đứt sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho cuộc chiến này cùng với việc tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn cuộc chiến tại Yemen.

Và bây giờ quay trở lại đôi dòng về Afganixtan.

Mười bảy năm trước, Hoa Kỳ đã xâm chiếm Afghanistan để hất cẳng Taliban vì đã “chứa chấp, dung túng” al-Qaeda và Osama bin Laden.

Hôm nay, nhà ngoại giao Mỹ Zalmay Khalilzad đang đàm phán để “xin hòa bình” với chính Taliban đó, dù rằng, tàn dư của al-Qaeda hoạt động chặt chẽ với Hồi giáo Taliban ngày nay thì Mỹ thừa biết.

Có vẻ như 17 năm chiến đấu ở Afghanistan đã để lại cho Mỹ 2 lựa chọn: Hoặc ở lại đó, và chiến đấu mãi mãi để ngăn Taliban ra khỏi Kabul, hoặc rút quân và để Taliban tràn ngập nơi này.

 Và Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh rút 7000 quân trong số 14000 quân Mỹ tại Afganixtan.

Kết luận

Vậy ai đưa nước Mỹ vào những cuộc chiến, sự can thiệp vô tiền khoáng hậu này? Chắc chắn không phải đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump mà thuộc 2 người tiền nhiệm của Trump là George W. Bush và Obama.

Giá của tất cả các can thiệp này cho Mỹ là khoảng 7.000 người chết, 40.000 người bị thương và 7 nghìn tỷ đô la.

Đối với thế giới Ả Rập và Hồi giáo, chi phí đã lớn hơn nhiều. Hàng trăm ngàn người chết ở Afghanistan, Iraq, Syria, Yemen và Libya, cả dân sự và binh sĩ, những kẻ chống đối Kitô hữu, tàn sát, và hàng triệu người bị nhổ bỏ và bị đuổi khỏi nhà…

Trong bài xã luận hôm thứ Hai ngày 1/1/2019, kỷ niệm các nhân vật chính của chính sách đối ngoại trong nửa thế kỷ qua của Mỹ, Thời báo New York đã viết:

“Khi các nhà lãnh đạo này vượt qua khỏi hiện trường, nó sẽ được để lại cho một thế hệ mới để tìm cách chuyển tiếp từ đống đổ nát mà ông Trump đã tạo ra…”

Một đánh giá rất sai lệch mang tính chất chống đối Tổng thống Donald Trump của tờ Thời báo New York.

Đúng ra, phải viết như thế này: “Khi các nhà lãnh đạo này vượt ra (nghỉ hưu, chết…) nó để lại hiện trường một đống đổ nát mà Tổng thống Trump thừa hưởng và phải giải quyết”.

RELATED ARTICLES

Tin mới