Thursday, November 7, 2024
Trang chủĐàm luậnBiển Đông vẫn là “chiến trường” chính giữa TQ và Mỹ

Biển Đông vẫn là “chiến trường” chính giữa TQ và Mỹ

Triển vọng cho mối quan hệ Mỹ-Trung năm 2019 là gì? Đó là một câu hỏi lớn và không dễ trả lời.

Nhiều khả năng Mỹ –Trung Hai có thể đạt một thỏa thuận về giảm thâm hụt thương mại song phương vào tháng 3/2019. Một thỏa thuận về giảm thuế quan vào thời điểm đó cũng khả thi dù tính phức tạp của nó có thể khiến quá trình này kéo dài thêm. Rắc rối hơn cả làv ấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Đối với các hợp đồng liên quan giữa doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài có thể giao các tổ chức trọng tài thương mại quốc tế ở Singapore hoặc Thụy Sĩ phân xử. Đây là những tổ chức chuyên xử lý vấn đề thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Nếu phản đối, Trung Quốc có thể lập ra hệ thống trọng tài thương mại quốc tế đóng tại Bắc Kinh, nhưng phải chỉ định những nhân vật nước ngoài đủ năng lực vào hội đồng trọng tài này để gây dựng uy tín quốc tế.

Những quan ngại của người Mỹ về hoạt động trợ cấp của Bắc Kinh trong khuôn khổ chiến lược “Made in China 2025” (“Sản xuất tại Trung Quốc 2025”) sẽ gần như không thể giải quyết. Mọi quốc gia luôn dành sự hỗ trợ nhất định cho các ngành công nghệ nội địa và Trung Quốc sử dụng điều này nhiều nhất.

Để cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ tiếp tục tăng cường đầu tư công vào hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.

Theo các chuyên gia Trung Quốc về các vấn đề quân sự và ngoại giao, Biển Đông sẽ tiếp tục trở thành tâm điểm của mâu thuẫn địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc năm tới, nhưng căng thẳng sẽ mở rộng ra Eo biển Đài Loan.

“Có khả năng Mỹ sẽ sử dụng các chính sách liên quan tới Đài Loan để đối đầu Trung Quốc mà Washington chưa từng sử dụng kể từ khi quan hệ Mỹ-Trung được thiết lập…Trung Quốc phải cân nhắc liệu có sử dụng hành động phủ đầu để ngăn chặn Mỹ, hay có các biện pháp sau hành động của Mỹ” – Ông Wu Xinbo, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Fudan cảnh báo.

Hải quân Mỹ đã điều tàu qua Eo biển Đài Loan, mới nhất là vào ngày 28/11 liên quan tới các tàu USS Stockdale và USNS Pecos. Washington nói các hoạt động này nhằm chứng tỏ cam kết với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa.

Hiện tại Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn muốn thúc đẩy quan hệ thân thiết hơn với Mỹ. Còn Washington đã thông qua các động thái kêu gọi gia tăng các trao đổi chính thức giữa hai bên. Trước tình hình đó, Bắc Kinh tìm cách gia tăng áp lực lên Đài Loan, giữa lúc Trung Quốc và Mỹ nhiều khả năng không tìm được tiếng nói chung về vấn đề này.

Bạn đọc còn nhớ, cách đây hai năm, tháng 12/2016, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điền đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, phá vỡ quy tác ngoại giao và vấp phải sự cảnh báo từ Bắc Kinh rằng quan hệ Mỹ-Trung có thể bị tổn hại nếu Washington không tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc”.

Theo ông Huang Jing, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Văn hóa và Ngôn ngữ Bắc Kinh: Biển Đông vẫn là “chiến trường” chính giữa Trung Quốc và Mỹ. Theo đó, Mỹ có xu hướng sẽ hợp tác nhiều hơn với các bên tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông để đối trọng với Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc dự tính sẽ gia tăng chặn các tàu và máy bay Mỹ đi qua Biển Đông. Điều này sẽ dẫn tới nguy cơ có những tính toán sai lầm và gia tăng sự đối đầu.

Về lĩnh vực đối ngoại và an ninh, Trung Quốc có thể hạ nhiệt căng thẳng trong quan hệ với những nước khác do các thách thức chiến lược từ Mỹ. Tuy nhiên, đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông có thể căng thẳng hơn nếu Washington đẩy mạnh hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Bắc Kinh sẽ phát huy mạnh mẽ hơn Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) . Có điều nước này sẽ điều chỉnh chiến lược do những nỗi lo và phản ứng tiêu cực về nó cả ở trong nước và nước ngoài.

RELATED ARTICLES

Tin mới