Liệu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thay đổi suy nghĩ về cách đặt vấn đề về Đài Loan không, trong khi, sự can thiệp Mỹ có thể tăng dần lên thành xung đột trực tiếp trên eo biển Đài Loan.
Cho đến ngày đầu tiên năm 2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn công khai tuyên bố Trung Quốc không từ bỏ việc bất kỳ giải pháp nào, bao gồm sử dụng biện pháp quân sự để thu hồi Đài Loan.
Trung Quốc cũng đã khẳng định rằng, giải pháp quân sự này nhằm vào các sự can thiệp từ bên ngoài vào eo biển Đài Loan, cũng như một số ít người theo đuổi mục tiêu muốn độc lập cho hòn đảo, chứ không nhắm vào những người dân Đài Loan.
Đổi lại, Đài Loan cũng có những hành động cụ thể để Trung Quốc thấy rằng mong muốn độc lập là có thật. Bằng chứng là Đài Loan đã tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật dọc bờ biển của mình nhằm đối phó với mối đe dọa từ phía Trung Quốc.
Pháo binh và trực thăng tấn công được sử dụng đã nã đạn vào các mục tiêu ngoài khơi thành phố Đài Trung, trong khi các chiến đấu cơ Mirage do Pháp chế tạo, đã xuất kích trong điều kiện trời mưa, từ căn cứ không quân Tân Trúc phía Bắc đảo Đài Loan.
Cuộc tập trận này cũng diễn ra trong bối cảnh phía Mỹ vừa đưa ra báo cáo bày tỏ lo ngại về sức mạnh quân sự ngày một gia tăng của Trung Quốc, nhấn mạnh một cuộc tấn công tiềm tàng chống lại Đài Loan.
Bà Thái Anh Văn quyết bảo vệ chủ quyền mặc dù Ông Tập vẫn gây sức ép
Chính phủ Trung Quốc đã ngừng các hoạt động chính thức với Đài Loan vào 6/2016 sau khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền và từ chối công nhận Đồng thuận 1992 (nguyên tắc một Trung Quốc, theo cách hiểu mỗi bên).
Tiến sĩ Thái Anh Văn vẫn theo đuổi một chính sách “nhẹ nhàng” trong quan hệ hai giữa hai bên, nhưng điều này không chưa được Trung Quốc chấp thuận. Trung Quốc. Bắc Kinh từng bước từng “bao vây” về chính trị, ngoại giao và không ngừng gia tăng sức ép quân sự lên Đài Bắc.
Trung Quốc đã vận động 5 quốc gia không quan hệ ngoại giao với Đài Loan, giảm số lượng quốc gia duy trì quan hệ chính thức với hòn đảo này xuống còn 17. Bắc Kinh cũng kìm hãm khách du lịch từ Đại lục sang Đài Loan, từ xấp xỉ 4,2 triệu lượt năm 2015 xuống còn 2,73 triệu lượt năm 2017.
Chính quyền bà Thái Anh Văn không vì thế mà nao núng, mặc dù năm ngoái đảng Dân tiến đã thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử địa phương khiến bà Thái Anh Văn bị mất ghế và từ chức.
Với Trung Quốc, dường như đây là thời điểm lý tưởng để tăng sức ép, vì vậy ngày đầu năm 2019 (2/1) ông Tập Cận Bình có nhấn mạnh tầm quan trọng về Đài Loan thuộc về Trung Quốc, nhấn mạnh quyết tâm tìm cách thống nhất hòn đảo.
Trung Quốc luôn phản đối lập luận rằng hệ thống chính trị Trung Quốc về cơ bản không tương thích với Đài Loan và luôn khẳng định công thức một nước hai chế độ đã từng áp dụng thành công với Hồng Kông cũng sẽ phù hợp với Đài Loan.
Bà Thái Anh Văn và Đài Loan cũng có tuyên bố đáp trả bằng một bài phát biểu từ chối thẳng thừng yêu sách “một Trung Quốc” lẫn đòi hỏi “một nước hai chế độ”.
“Đánh chó phải ngó mặt chủ”
Người dân Trung Quốc luôn cho rằng, thống nhất Đài Loan bằng vũ lực là mục tiêu xuyên suốt của ông Tập Cận Bình. Người Trung Quốc biết những nhân tố thúc đẩy ông Tập Cận Bình sẵn sàng sử dụng vũ lực “thống nhất Đài Loan”, có cả cá tính mạnh mẽ lẫn cảm giác sứ mệnh; có cả khó khăn do chiến dịch đả hổ diệt ruồi tạo ra nhiều đối thủ chính trị; sức mạnh kinh tế – quân sự Trung Quốc ngày càng lớn lẫn xu hướng dân chúng Đài Loan tẩy chay thống nhất với Đại lục
Chủ tịch Trung Quốc cho rằng mục tiêu này có thể thực hiện trong khoảng 10 đến 15 năm nữa, sớm hay muộn phụ thuộc vào các nhân tố chính: Giới hạn chịu đựng của Bắc Kinh với việc Mỹ làm chỗ dựa cho Đài Loan. Trở ngại lớn nhất của việc “thống nhất Đài Loan” bằng vũ lực không phải là sức phản kháng của Đài Loan về quân sự, mà là khả năng can thiệp của Mỹ – Nhật.
Mặt khác, nội bộ Đài Loan nếu có biến động, có thể trở thành thời cơ để Tập Cận Bình thực hiện giấc mộng của mình; nhân tố tiếp theo là sức ép nội bộ Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy Trung Quốc sớm thực hiện mục tiêu này.
Cuộc chiến đang bỏ ngỏ ở Đông Á
Các nhà nghiên cứu cho rằng, không có lý do hay dấu hiệu nào cho thấy ông Tập Cận Bình sẽ từ bỏ quan điểm cứng rắn của mình trong vấn đề Đài Loan, tuy nhiên bà Thái Anh Văn cũng không dễ khoanh tay chịu trói.
Chẳng hạn, khi Trung Quốc cắt giảm lượng khách du lịch Đại lục sang bên kia eo biển, Đài Loan đã chuyển hướng, thu hút khách du lịch từ các quốc gia khác. 11 triệu lượt khách đã đến thăm hòn đảo này năm 2018, tạo nên một kỷ lục mới.
Để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, Đài Loan cũng đã tích cực đa dạng hóa thị trường. Hơn nữa, cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump lại trở thành đòn bẩy quan trọng cho Đài Loan, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp điện tử.
Nếu cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ gia tăng, các đòn thuế quan của Donald Trump sẽ thúc đẩy một cuộc tháo chạy của các nhà sản xuất khỏi Đại lục. Tuy nhiên, hệ lụy nguy hiểm nhất trong chính sách của Trung Quốc với Đài Loan là làm tăng thêm căng thẳng với Hoa Kỳ. Là quốc gia bảo hộ cho Đài Loan trên thực tế, Hoa Kỳ đã cho thấy rõ thông điệp nước này không đứng tay ngồi nhìn Trung Quốc dùng vũ lực với hòn đảo.
Tháng Hai năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật Du lịch Đài Loan, cho phép các quan chức cấp cao của Mỹ tới thăm đảo này, và ngược lại. Các đề xuất tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ – Đài, bao gồm việc thông qua các thỏa thuận bán vũ khí tối tân hơn cho Đài Loan, đang được Mỹ thảo luận.
Cho đến nay, Trung Quốc chỉ có cách đối phó với những thách thức từ Mỹ bằng cách tăng áp lực lên Đài Loan. Nếu Trung Quốc không có ý định xuống thang thì một cuộc so găng ý chí với Mỹ thì eo biển Đài Loan trở thành một “thùng thuốc súng”.
Mọi người hãy chờ xem những gì diễn ra giữa hai bên bờ eo biển!