Tuesday, November 26, 2024
Trang chủBiển nóngNhiều nước phát triển tàu ngầm kiềm tỏa TQ tại Thái Bình...

Nhiều nước phát triển tàu ngầm kiềm tỏa TQ tại Thái Bình Dương

Cuộc chạy đua vũ trang nhằm tăng cường lợi thế dưới nước tại Ấn Độ – Thái Bình Dương ngày càng được hâm nóng trong bối cảnh Mỹ đang cố gắng đối phó với nguy cơ bành trướng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Một tàu ngầm của hải quân Mỹ – Ảnh: Internet

Cuộc chạy đua vũ trang nhằm tăng cường lợi thế dưới nước tại Ấn Độ – Thái Bình Dương ngày càng được hâm nóng trong bối cảnh Mỹ đang cố gắng đối phó với nguy cơ bành trướng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ hôm thứ ba (12.2), chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương, đô đốc Phil Davidson, nhấn mạnh Mỹ cần tăng cường lợi thế dưới nước và khuyến khích các đồng minh nâng cấp tàu chiến nhằm kiểm tỏa ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực.

“Sự phát triển về công nghệ của Trung Quốc đã làm mất đi lợi thế quân sự của Mỹ ở trên bầu trời và trong không gian. Vì vậy việc tiếp tục phát triển tàu ngầm là điều vô cùng quan trọng. Đây là lợi thế đáng kể mà chúng ta có thể tận dụng trong tất cả lĩnh vực hiện nay”, ông Davidson khẳng định.

Cũng theo chuyên gia quân sự Song Zhongping tại Hồng Kông, bình luận của ông Davidson là dấu hiệu cho thấy, nhiều khả năng Hải quân Mỹ sẽ triển khai thêm các tàu ngầm tấn công hạt nhân tới khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, bao gồm các tàu lớp Virginia và lớp Los Angeles được trang bị ngư lôi, tên lửa chống hạm và tên lửa Tomahawk.

Một chuyên gia hải quân khác tại Bắc Kinh, bà Li Jie nhận định rằng Mỹ cũng nên thúc giục các đồng minh và đối tác trong khu vực nâng cấp lực lượng tàu ngầm và năng lực chiến đấu.

Đầu tháng này, Úc – một đồng minh tin cậy của Mỹ đã tuyên bố sẽ ký kết một thỏa thuận trị giá 50 tỉ USD với tập đoàn đóng tàu Naval của Pháp, nhằm phát triển một hạm đội gồm 12 tàu ngầm tấn công.

Các tàu ngầm này sẽ được thiết kế và chế tạo tại Úc. Đây là một phần trong kế hoạch đóng tàu được đề xuất bởi chính phủ Úc theo dạng “quan hệ đối tác chiến lược”, ước tính trị giá 90 tỉ đô Úc.

Bên cạnh đó, Ấn Độ – đối tác chiến lược với Mỹ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, tháng trước cũng đã phê chuẩn một dự án chế tạo tàu ngầm tiên tiến trị giá 5.6 tỉ USD nhằm nâng cấp lực lượng tác chiến dưới biển. Dự án này được coi là sẽ giúp hải quân Ấn Độ đối phó với sự trỗi dạy và mở rộng nhanh chóng của hạm đội tàu Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), Collin Koh cho rằng, ngoài việc điều thêm các tàu ngầm tấn công hạt nhân tới khu vực, Mỹ cũng có thể triển khai thêm các hệ thống vũ khí chống ngầm (ASW) nhằm đối phó với hạm đội ngày càng phát triển của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới