Tuesday, November 26, 2024
Trang chủĐiểm tinThêm bằng chứng về việc TQ sử dụng các biện pháp núp...

Thêm bằng chứng về việc TQ sử dụng các biện pháp núp danh “dân sự” để che giấu cho hoạt động quân sự

Tổ chức Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS)có trụ sở tại Mỹ vừa công bố hình ảnh cho thấy, Trung Quốc đã sử dụng một lượng lớn “tàu cá” được trang bị vũ khí hoạt động trong khu vực giữa bãi đá Subi và đảo Thị Tứ, quần đảo Trường Sa để che giấu cho hoạt động quân sự hóa.

TQ đang sử dụng lực lượng “dân quân biển” đội lốt tàu cá ở Biển Đông. Nguồn: Sina Weibo

Hôm 06/02/2019, tổ chức Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) dựa trên các hình ảnh vệ tinh, tiết lộ rằng một số tàu Trung Quốc đã hoạt động trong khu vực giữa bãi đá Subi và đảo Thị Tứ, Biển Đông, ít nhất kể từ tháng 7 năm 2018. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu hộ vệ tên lửa thuộc lớp Giang Hỗ-V và tàu hải cảnh thuộc lớp Zhaoduan ngoài khơi đảo Thị Tứ vào ngày 20/12/2018, thời điểm số lượng tàu tăng cao nhất với 95 tàu. Chiến hạm Trung Quốc khi đó chỉ cách chiến hạm BRP Ramon Alcaraz của hải quân Philippines 7 hải lý, theo báo cáo của AMTI. Dựa vào hình ảnh vệ tinh, AMTI nói số tàu Trung Quốc trong vùng biển này tăng lên 24 tàu vào ngày 03/12/2018 trước những hoạt động xây dựng mới nhất, và tăng lên 95 tàu vào ngày 20/12. Số tàu giảm xuống còn 42 tàu vào ngày 26/01. Theo AMTI, việc rút bớt số tàu cho thấy “Trung Quốc đành phải theo chiến thuật theo dõi kết hợp dọa nạt, sau khi số lượng lớn tàu được điều tới ban đầu đã không thể buộc Manila dừng việc xây dựng”.

Theo AMTI, hành động nói trên của Trung Quốc có thể là nhằm “đáp trả nỗ lực ban đầu của Philippines về việc tu sửa đường băng” trên đảo Thị Tứ vào tháng 5/2018. Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đảo này xếp thứ hai trong quần đảo về mặt diện tích, hiện Philippines đang kiểm soát. Trước đó (4/2018), Bộ Quốc phòng Philippines cho biết Philippines đặt mục tiêu hoàn thành một đoạn đường dốc trên đảo Thị Tứ trong đầu năm 2019. Theo AMTI, đoạn đường này “sẽ tạo thuận lợi cho việc cung cấp thiết bị và vật liệu xây dựng cho hòn đảo để phục vụ các hoạt động nâng cấp đã được dự trù”, đặc biệt là nâng cấp đường băng trên đảo. Trung Quốc đã đáp trả công trình mới của Philippines “bằng cách triển khai một đội tàu lớn từ đá Subi, chỉ cách Thị Tứ hơn 12 hải lý về phía Tây Nam”. Đội tàu này gồm một số tàu của hải quân Trung Quốc và Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG), cùng với khoảng 95 tàu cá vỏ sắt lớn, có kích thước từ 30 m đến 70 m. Các chuyên gia của AMTI cho rằng các tàu cá này “có những dấu hiệu thuộc về lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc”, có trang bị hệ thống vô hiệu hóa máy thu phát tự động (AIS) nhằm che giấu các hoạt động của họ.

Tàu cá Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trong vùng biển các nước và đóng vai trò là lực lượng cảnh giới ở vòng ngoài, sẵn sàng ngăn cản xuôi đuổi tàu thuyền các nước tiếp cận tới gần khu vực mà Trung Quốc bồi đắp cải tạo hay lắp đặt các thiết bị quân sự. Tàu thuyền Việt Nam và các nước thường xuyên bị những tàu này của Trung Quốc xuôi đuổi, đâm va. Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ hôm 03/01/2019 vừa qua, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã ngang nhiên cho rằng việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông thời gian qua là hành động chấp pháp bình thường. Giới chuyên gia cho rằng hành động đâm va, xuôi đuổi tàu cá các nước của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Do Trung Quốc đã ký kết và tham gia nhiều Công ước, quy định quốc tế liên quan việc bảo vệ, hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân khi gặp khó khăn trên biển. Song hành động ngặn chặn, xua đuổi ngư dân vào tránh bão của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông, trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, không phù hợp với thỏa thuận quan trọng Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được về kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Tại đá Tư Nghĩa, thuộc quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng bị phát hiện đã bố trí tàu cá để che giấu cho hoạt động quân sự hóa. Kể từ đầu năm 2018, số lượng tàu Trung Quốc xung quanh khu vực Tư Nghĩa – Ba Đầu tăng nhanh đột biến. Hàng chục tàu cá dân binh Trung Quốc neo trong đâu 4 tàu do Trung Quốc xây dựng trái phép ở bãi cạn Tư Nghĩa. Có thời điểm, số lượng tàu khoảng từ 40 đến 50 chiếc tàu cá dân binh, tàu vũ trang giả dạng tàu cá ken thành bè ở bãi Ba Đầu, về ban đêm hệ thống đèn chiếu sáng nhìn như thành phố nổi. Đáng chú ý, trog số đó có cả những tàu tải trọng rất lớn vượt trội các tàu cá thông thường và giàn cẩu tự hành khổng lồ phía sau. Đây có thể là những tàu vận tải xây dựng đa chức năng, lên đến vài nghìn tấn nhưng lại được phía Trung Quốc đưa vào danh sách tàu cá. Những tàu cá này của Trung Quốc nổi tiếng hung hăng và sẵn sàng sử dụng vũ khí để ngăn cản, xuôi đuổi khi có tàu nước ngoài tiếp cận khu vực xung quanh bãi Tư Nghĩa.

Quân đội Mỹ từng đưa ra cảnh báo tình trạng hung hãn và ngang ngược của các tàu đánh cá Trung Quốc hiện nay có thể gây ra chiến tranh trên các vùng biển quốc tế. Bộ Tư lệnh miền Nam nước Mỹ hôm 03/01/2019 cảnh báo rằng “sự thèm ăn vô độ” của Trung Quốc đối với hải sản đang khiến các quốc gia Nam Mỹ khó xử trong việc bảo vệ ranh giới chủ quyền trên biển của họ. Các quốc gia trên bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đã bị ảnh hưởng và hầu hết các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp tại các khu vực này đều đến từ các tàu đánh cá Trung Quốc. Theo Đại diện ngành ngư nghiệp của Peru tại Tổ chức phi chính phủ về bảo tồn đại dương Oceana, ông Juan Carlos Sueiro cho biết Peru và Argentina đã từng chứng kiến những đoàn thuyền đánh cá lớn nhất thế giới củaTrung Quốc. “Không phải là họ không thể đánh bắt ở vùng biển quốc tế nhưng việc họ tiếp cận quá gần ranh giới các quốc gia khác đã gây tranh cãi.

RELATED ARTICLES

Tin mới