Thursday, December 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTại sao Anh phải đưa tàu sân bay đến Biển Đông?

Tại sao Anh phải đưa tàu sân bay đến Biển Đông?

Theo báo chí Anh, ngày 11/2 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đã xác nhận thông tin về việc Anh sẽ cử tàu sân bay HMS Nữ hoàng Elizabeeth của Hạm đội Hoàng gia tới Biển Đông để thể hiện sức mạnh với Trung Quốc. Tháng trước, Hải quân Anh- Mỹ cũng đã tiến hành cuộc tập trận chung đầu tiên ở vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông kể từ khi Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trị giá 3 tỷ bảng Anh (khoảng 3,9 tỷ USD) tại New York. Ảnh: Hải quân Hoàng gia Anh.

Bộ trưởng Williamson tuyên bố Anh cần chuẩn bị tốt để hành động, thậm chí sẵn sàng sử dụng “sức mạnh cứng”; cảnh báo Trung Quốc và Nga đang xóa nhòa ranh giới giữa hòa bình và chiến tranh, do đó Anh cần dũng cảm đối mặt với các quốc gia bất chấp pháp luật quốc tế như vậy, cần cho họ thấy cái giá phải trả cho những hành vi mang tính xâm lược.

Truyền thông Anh còn dẫn lời Bộ trưởng Williamson cho biết trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi quá nhanh, Khi rời khỏi Liên minh châu Âu, nước Anh sẽ đứng trước cơ hội lớn nhất trong vòng 50 năm qua để xác định lại vai trò quốc tế của mình. Do đó, Anh có trách nhiệm phải nắm lấy cơ hội này. Ông Williamson nhấn mạnh Anh có thể sẽ tạo ra các liên minh mới, củng cố liên minh cũ, song điều quan trọng nhất là nước này phải thể hiện rõ rằng Anh là một quốc gia sẽ hành động khi cần thiết và là một quốc gia mà mọi người có thể kỳ vọng khi thế giới cần lãnh đạo.

Theo phân tích của tờ Độc lập (Anh), việc Bộ trưởng Quốc phòng Williamson nhấn mạnh đến “sức mạnh cứng” cho thấy Chính phủ Anh đang chuyển từ “sức mạnh mềm” sang thể hiện sức ảnh hưởng của Anh trên trường quốc tế sau một cuộc chiến kéo dài và tốn kém ở Irac và Apghanistan.

Các chuyên gia cho rằng việc Anh tích cực phối hợp với Mỹ ở Biển Đông cũng vì lợi ích chiến lược của Anh khi đối mặt với việc rời khỏi Liên minh châu Âu. Mấy năm trước, quan hệ giữa Anh và Trung Quốc đang trở nên thân thiết hơn. Đặc biệt là khi Trung Quốc đề xuất sáng kiến Nhất đới nhất lộ (Vành đai, con đường), Anh là quốc gia phương Tây đầu tiên ủng hộ thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng theo sáng kiến trên. Ngoài ra, Anh cũng đang hợp tác tốt với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Đối với Trung Quốc, Anh đã áp dụng chính sách ôn hòa hơn Mỹ. Vậy lý do gì đã khiến Anh có những thay đổi quan trọng. Thứ nhất, trong bối cảnh đối kháng Trung – Mỹ ngày càng nghiêm trọng, liệu cuối cùng Anh có khả năng đứng trung lập trong nhóm 5 nước thuộc hệ thống Anh Mỹ Anglo-Saxon hay không. Thứ hai, chính Anh đang phải đối mặt với quá trình rời khỏi Liên minh châu Âu. Khi đó, chính sách của Anh đối với Trung Quốc sẽ linh hoạt hơn Liên minh châu Âu. Hơn nữa, trong những năm qua, Anh đã đầu tư rất nhiều nguồn lực ngoại giao, quân sự và kinh tế vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một khi rời khỏi Liên minh châu Âu, nước này sẽ có nhiều nguồn lực để nghiêng về khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việc Anh phối hợp với Mỹ triển khai chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ở khu vực Đông Nam Á sẽ có lợi cho Anh trong quá trình chuyển hướng sang châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là liệu Hải quân Anh có đủ thực lực để hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ hay không, nhất là khi chi phí quốc phòng dành cho Hải quân Anh còn rất hạn chế.

RELATED ARTICLES

Tin mới