Tuesday, April 30, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaGiới học giả Philippines tiếp tục khẳng định giá trị của Phán...

Giới học giả Philippines tiếp tục khẳng định giá trị của Phán quyết về Biển Đông của Tòa trọng tài quốc tế (PCA)

Mặc dù chính quyền Philippines đã bỏ qua Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) được thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) tháng 7/2016, song giới học giả nước này vẫn liên tục khẳng định vai trò và giá trị pháp lý của Phán quyết.

Tiến sỹ Alfredo C.Robles Jr. và Phán quyết của PCA về Biển Đông. Nguồn: Phil star

Ngày 22/01/2019, Tiến sỹ Alfredo C.Robles Jr. đã xuất bản cuốn sách The “South China Sea Arbitration: Understanding the Awards and Debating with China” (tạm dịch là “Phán quyết Biển Đông: Hiều về phán quyết và tranh cãi với Trung Quốc”) tại Anh, đúng ngày Philippines đệ đơn đưa các vấn đề liên quan đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông ra tại PCA. Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu về vụ kiện. Một trong những điều chi tiết trong cuốn sách là cách Trung Quốc sử dụng thông tin và tuyên truyền để làm suy yếu chiến thắng của Philippines trong vụ kiện. Nó cũng tiết lộ cách Trung Quốc cố gắng gây ảnh hưởng đến tòa án mà không có kiến ​​thức về Philippines; làm thế nào để Trung Quốc bác bỏ bản án và làm thế nào các thẩm phán đã không vô tư. Cuốn sách cũng bao gồm những bản đồ và các bảng về các đặc điểm địa lý ở Biển Đông, cũng như hậu quả của việc xây dựng đảo ở Quần đảo Trường Sa. Sách có đoạn viết ‘Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật thông tin giả và tuyên truyền nhằm hủy hoại chiến thắng của Philppines trong phán quyết của PCA về Biển Đông”.

Phát biểu trong lễ ra mắt cuốn sách “Phán quyết Biển Đông: Hiều về phán quyết và tranh cãi với Trung Quốc” tại Philippines, cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho rằng chiến thắng lịch sử của Philippines tại PCA (7/2016) không phải là vô giá trị, thậm chí kể cả khi chính quyền Philippines hiện nay chưa đề cập đến vấn đề này. Ông cho rằng chính Trung Quốc đang bất tuân pháp luật, trong đó có UNCLOS do chính Trung Quốc là thành viên. Vừa qua (18/12/2018), nghị sĩ đối lập Gary C.Alejanocũng đã trình lên Hạ viện Philippines dự luật đề nghị chọn ngày 12/7 là ngày nghỉ lễ để tôn vinh phán quyết Biển Đông, mà theo ông là để “truyền cảm hứng cho người dân Philippines và khơi dậy niềm tự hào dân tộc”. “Dự luật này cũng nhằm đáp lại tình cảm của những người dân không hài lòng với cách chính phủ xử lý tranh chấp ở biển Tây Philippines”với Trung Quốc (cách Phillippines gọi Biển Đông), ông Alejano nói thêm.

Chính quyền của Tổng thống Philippines R.Duterte đang vấp phải những chỉ trích mạnh mẽ của phía người dân, học giả và nhiều chính giới về cách hành xử với Trung Quốc, trong đó đã bỏ qua Phán quyết của PCA để tiến tới thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền. Báo chí nhiêu lần đề cập đến phát biểu của Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (11/2018) rằng “Philippines sẽ không dùng đến phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực vào lúc này”. Khi được hỏi tuyên bố này có đồng nghĩa với việc phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông mà Tòa Trọng tài là “vô dụng” hay không, Salvador khẳng định “ngay lúc này thì đúng là như vậy”. Trong “Thông điệp” gửi cộng đồng người gốc Hoa tại Philippines nhân dịp Tết Nguyên đán 2019, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ca tụng mối quan hệ với Trung Quốc, cho rằng điều này không chỉ mang lại sự thịnh vượng và phát triển kinh tế cho cả hai quốc gia, bất chấp dư luận phản đối từ nội bộ và những hệ lụy từ mối quan hệ này đối với Philippines.

Phải nhắc lại rằng PCA (12/7/2016) đã ra phán quyết quan trọng, bác bỏ đường 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông, theo đó không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn, cũng như không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Theo phán quyết, Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương. Toà nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo và phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông mà là một phần của tranh chấp giữa các bên.

RELATED ARTICLES

Tin mới