Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaĐiều tàu hải quân tới thăm Philippines: Liệu Nga có tăng cường...

Điều tàu hải quân tới thăm Philippines: Liệu Nga có tăng cường hiện diện hơn ở Biển Đông?

Từ đầu năm 2019 đến nay, Nga đã hai lần điều tàu hải quân đến thăm hữu nghị Philippines với thông điệp “tăng cường và duy trì việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác hàng hải”. Giới quan sát cho rằng có thể Nga có thể sẽ hiện diện nhiều hơn ở Đông Nam Á và Biển Đông trong bối cảnh Mỹ, Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt tại đây.

Tàu khu trục Đô đốc Tributs của Nga thăm cảng Manila. Nguồn: CNN

Lần thứ hai liên tục thăm Philippines của tàu quân sự Nga

Tàu khu trục chống ngầm của Nga là tàu Đô đốc Tributs và Vinogradov cùng với tàu chở dầu Đô đốc Irkut đã cập cảng Manila vào sáng ngày 8/4, trong khuôn khổ thăm hữu nghị Philippines. Đây là lần thứ hai trong năm nay, các tàu Nga cập cảng Philippines. Vào tháng 1 vừa qua, 3 tàu hải quân của Nga cũng đã cập cảng thủ đô Philippines với thông báo “thực hiện chuyến thăm nhằm tăng cường và duy trì việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác hàng hải”. Chuyến thăm này diễn ra chỉ vài tháng trước khi hai nước dự định ký thỏa thuận hợp tác hải quân, có khả năng vào tháng 7, liên quan đến nhiều cuộc tập trận, huấn luyện chung và các chuyến thăm cảng qua lại.

Lập trường của Nga về vấn đề Biển Đông nhìn chung là phản đối sự can dự của bên thứ ba và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, kể cả trong khuôn khổ các diễn đàn như ARF, EAS, ASEM. Nga từng phản đối Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc (7/2016) và khẳng định “đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc không công nhận phán quyết của Tòa”.

Cạnh tranh Nga – Mỹ ở Đông Nam Á và Biển Đông

Động thái mới nhất diễn ra chỉ vài tháng trước khi Nga và Philippines dự kiến ký một thỏa thuận hợp tác hải quân, nhiều khả năng vào tháng 7 tới đây. Trong khuôn khổ thỏa thuận, hai nước sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc tập trận chung cũng như tiến hành những chuyến thăm cảng qua lại lẫn nhau. Chuyến thăm của các tàu chiến Nga đến Manila cũng diễn ra đúng vào dịp Philippines và Mỹ tổ chức cuộc tập trận Balikatan chung, thường niên. Sự kiện Balikatan quy tụ sự tham gia của hơn 7.500 binh sĩ cùng nhiều tiêm kích tàng hình F-35B và bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, kể cả diễn tập đổ bộ và bắn đạn thật. Cuộc tập trận này sẽ kết thúc vào ngày 12/4.

Nga sẽ chưa thể can dự nhiều vào Đông Nam Á và Biển Đông

Có nhiều nguyên nhân khiến Nga chưa có nhiều can dự vào vấn đề Biển Đông, như bao gồm sự ưu tiên về chiến lược, lịch sử mối quan hệ của Nga đối với các nước và mối quan hệ với Trung Quốc. Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng địa bàn ưu tiên chiến lược của Nga vẫn là châu Âu, khu vực Trung Á và các nước SNG. Trên thực tế từ trước đến nay Đông Nam Á chưa bao giờ là địa bàn ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Chính sách đối với châu Á của Nga phần lớn tập trung vào Trung Quốc và phần lớn tập trung vào Trung Quốc và một phần quan hệ truyền thống với Việt Nam. Thực tế thì Nga chưa đủ nguồn lực và sự chú trọng để đẩy mạnh quan hệ với Đông Nam Á và xa hơn là đối với các vấn đề an ninh nóng bỏng của các nước khu vực này. Năm 2010, Nga chính thức công bố “Chính sách hướng Đông” nhằm mục đích giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào các nước phương Tây, đồng thời tận dụng tiềm năng to lớn từ các nền kinh tế đang lớn mạnh của châu Á, trong đó phải kể đến các nước thuộc khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, mối quan hệ Nga với các nước ASEAN được tạo dựng trên cơ sở kinh tế và chính trị không đủ mạnh, Hiện Nga chỉ đứng thứ 14 trong tổng số các đối tác thương mại lớn của ASEAN, chiếm chưa đến 1% tổng số kim ngạch thương mại của các nước ASEAN. Đầu tư của Nga vào ASEAN rất thấp, chỉ khoảng 700 triệu USD (2014), tương đương 0,2% FDI của Nga ra nước ngoài.

Ngoài ra, Nga và Trung Quốc hiện là đối tác đối thoại chủ chốt của ASEAN và muốn cùng ASEAN xây dựng chương trình nghị sự cũng như định hình cấu trúc an ninh tương lai tại khu vực. Đây được coi là thay đổi đáng mừng đối với sự phát triển kinh tế và an ninh tại khu vực. Nga và Trung Quốc đang tham gia sâu hơn vào châu Á, nơi chiến lược tái cân bằng của Mỹ đã có động lực với sự ủng hộ quan điểm chung của ASEAN về Biển Đông. Điều khiến Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau chính là mục tiêu chung trong giảm thiểu cái mà cả hai nước nhận thức một nước Mỹ bá quyền. Hai bên đều muốn bảo đảm rằng các đồng minh an ninh của Mỹ và chiến lược tái cân bằng không làm suy yếu sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung – Nga tại châu Á. Xét tới căng thẳng hiện nay về tranh chấp biển tại Hoa Đông và Biển Đông, Nga và Trung Quốc đã nhận thức được nhu cầu tăng cường hợp tác an ninh biển. Những cuộc diễn tập hải quân Nga và Trung Quốc gần đây đã diễn ra dọc bờ biển Trung Quốc và truyền thông Trung Quốc đã ca ngợi quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của hai nước láng giềng này. Cuối cùng, phải kể đến đó chính là sự xa cách về mặt địa lý và lịch sử quan hệ giữa Nga với Đông Nam Á, Nga còn quá xa lạ với ASEAN so với các nước khác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ấn Độ. Đối với ASEAN, Nga chỉ là một nước thường xuyên bán vũ khí và phương tiện quân sự hoặc là đối tác hợp tác năng lượng với một số nước. Năm 2012, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử nhà nước Rosatom thuộc sở hữu nhà nước của Nga đã giành được hợp đồng cung cấp cho Việt Nam hai nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên của nước này dự kiến được hoàn thành vào năm 2023 – 2024. Trong hội nghị về hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Nga diễn ra tại Hà Nội hồi tháng 9/2015, nhiều tập đoàn lớn của Nga tỏ ra rất quan tâm đến việc đầu tư vào những lĩnh vực như điện hạt nhân. Nga nỗ lực mở rộng xuất khẩu các loại vũ khí, thiết bị quân sự và các hoạt động bảo dưỡng, đa dạng hóa nguồn cung các sản phẩm quốc phòng.

RELATED ARTICLES

Tin mới