Tuesday, November 26, 2024
Trang chủĐàm luậnĐàm phán Mỹ-Trung thất bại, Việt Nam bị “ảnh hưởng” ra sao?

Đàm phán Mỹ-Trung thất bại, Việt Nam bị “ảnh hưởng” ra sao?

Thế là sau bao nhiêu hi vọng, vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung Quốcđã kết thúc trong khung cảnh u ám tại thủ đô Washington hôm 10/5. Đàm phán lần này không đạt được đột phá nào. Ngay sau đàm phán, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh đại diện cho Thương mại Robert Lighthizer tăng thuế đối với khoảng 300 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu còn lại của Trung Quốc.

Một kết cục đáng buồn, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung không những không giảm mà còn leo thang sau khi Mỹ quyết định tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 10-5.Bắc Kinh lập tức tuyên bố sẽ đáp trả.Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tuyên bố: “Nếu Mỹ tăng thuế, chúng tôi phải hành động. Chúng tôi hy vọng họ sẽ kiềm chế và chúng tôi cũng vậy. Đừng leo thang cuộc chiến này”.

Theo đài CNN, chiến tranh thương mại đã khiến nông dân Mỹ cùng với nhiều công ty lớn của hai nước chịu nhiều tổn thất. Công ty công nghệ Apple khẳng định doanh thu quý I năm 2019 của họ sút giảm là do cuộc chiến này. Còn Công ty Xây dựng Caterpillar cho biết, việcđánh thuế đáp trả của Trung Quốc khiến họ thiệt hại hơn 100 triệu USD trong năm 2018. Phía Trung Quốc, những công ty hàng đầucũng lên tiếng, rằng hoạt động kinh doanh của họ gặp vô vàn khó khăn bởi cuộc chiến thuế quan giữa hai nước.

Tình hình sẽ còn xấu hơn nếu Mỹ đánh thuế 25% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và Trung Quốc trả đũa tương tự. Khi đó GDP của Mỹ sẽ giảm 0,5%, khiến kinh tế nước này tổn thất 45 tỉ USD đến năm 2020. Tương tự, tăng trưởng GDP của Trung Quốc cũng sẽ giảm khoảng 1,3% vào năm 2020, trong lúc GDP thế giới giảm 0,5%.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ gây ra tác động tiêu cực với thương mại châu Á. Hoạt động xuất khẩu sang Mỹ của nhiều quốc gia châu Á có thể gia tăng, song vẫn không đủ để bù đắp cho hoạt động thương mại suy yếu của toàn khu vực. Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn cũng là một trong những yếu tố khiến Ngân hàng Phát triển châu Á giảm mức dự báo tăng trưởng dành cho kinh tế châu Á trong năm 2019 từ 5,7% còn 5,6%.

Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung tác động ra sao tới Việt Nam? Có thể thấy rằng, nước này có thể bình chân như vại mà quan sát thế cuộc. Hà Nội có thể hưởng lợi ở lĩnh vực nông nghiệp. Đây là cơ hội để Việt Nam nhảy vào, cung cấp hàng hóa, tránh bị Mỹ đánh thuế. Hơn nữa Việt Nam đang là địa chỉ ưa thích dành cho nhà đầu tư nào muốn chạy khỏi Trung Quốc vì giá nhân công tăng và vì mối đe dọa thuế quan từ Mỹ.

Ở Việt Nam, cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung tác động nhiều nhất là về mặt tâm lí trên thị trường tài chính và chứng khoán. Còn có thể nói cuộc chiến đó chưa hề có tác động lớn nào đến kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước, bởi vì cuộc chiến này đã diễn ra cả một năm nay rồi.

Những tác động cụ thể là ảnh hưởng đến tỉ giá USD/VNĐ. Trên thị trường Việt Nam sau những đợt tăng giá xăng dầu, điện đã tác động tâm lý người dân nước này nhiều hơn. Vì thế, cơ quan quản lý cần có thông điệp mạnh mẽ để người dân tin vào sức mạnh của chính sách tiền tệ, kiên định mục tiêu ổn định tỉ giá, lạm phát, lãi suất.

Tuy nhiên, thời điểm này chưa thể đánh giá tác động một cách toàn diện, cần chờ những diễn biến tiếp theo của cuộc chiến thương mại. Phải theo dõi xem trong 200 tỉ USD hàng hóa này, Mỹ đánh vào những mặt hàng xuất khẩu nào của Trung Quốc, có hàng dệt may không.Từ đó các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam mới có giải pháp ứng phó phù hợp… Chẳng hạn, nếu hàng dệt may Trung Quốc bị áp thuế từ 10% lên 25% thì việc Việt Nam cạnh tranh đơn hàng để tăng giá xuất khẩu cũng không dễ chút nào.

Thế là trong khi hai chú hổ gằm ghè vì đàm phán không đi đến đâu, các nước liên quan cứ lặng lẽ quan sát và chờ thời theo cách của Trung Quốc. Đương nhiên Việt Nam nói là được hưởng lợi thì cũng không nhiều. Bởi tỉ trọng nông nghiệp của nước này trong nền kinh tế ngày càng nhỏ. Chỉ có một điều lo ngay trước mắt: Thua ở đàm phán thương mại các chú hổ sẽ quay ra Biển Đông, sẽ dùng đòn quân sự. Bởi Biển Đông luôn luôn là mục tiêu hàng đầu cho chương trình nghị sự kinh tế và chính trị của Bắc Kinh – một chiến lược quan trọng để đưa Trung Quốc thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.Để làm điều đó, Bắc Kinh luôn tìm cách đưa ra những tuyên bố về những quyền “lịch sử” đối với vùng biển này.

Và khi ấy mới là những thử thách thật sự đối với các nước trong khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới