Trang mạng National Interest ngày 6/5, cho hay sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Biển Đông phần lớn đã không gây chodư luận quốc tếquá nhiều chú ýbởi điều này diễn ra qua những hành động rất đời thường. Tuy nhiên, sự trỗi dậy này có khả năng gây cản trả đến tự do biển cả.
Sự trỗi dậy này có thể diễn ra dưới hình thức tàu Trung Quốc hăm doạ các tàu cá nhỏ của các nước trong khu vực. Nhìn bề ngoài, các hoạt động này không đáng chú ý nhưng thực chất những gì đang diễn ra ở Biển Đông ẩn chứa một cuộc xung đột mang tính lịch sử. Cơ sở hạ tầng của Sáng kiến BRI được bố trí để tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc và cho phép cả thương mại và các lực lượng an ninh Trung Quốc có thể có thông tin để vươn xa hơn, khắp lục địa Á – Âu, hơn cả những gì mà Con đường Tơ lụa trong quá khứ của nước này từng làm.
Mỹ xác định tự do biển cả là lợi ích quốc gia cốt lõi ngay từ khi nước này thành lập. Mỹ phụ thuộc vào những tuyến đường hàng hải huyết mạch để tiếp cận với phần lớn dân số và thị trường thế giới và đã từng tham gia không dưới 6 trận chiến lớn để khẳng định quyền tự do biển cả và khái niệm bổ trợ của nó là tự do hàng hải.
Kể từ năm 1945, khi Mỹ “sở hữu” lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới, các vùng biển tự do đã trở thành “nguyên tắc thiết yếu” trong trật tự tự do quốc tế dựa trên các luật lệ do Mỹ khởi xướng. Điều này đã mang lại nhiều lợi ích, sự thịnh vượng và xoá bỏ đói nghèo. Tự do trên biển cũng là nền tảng pháp lý cho phép lực lượng hải quân của Mỹ và đồng minh triển khai trong thời bình tới vùng duyên hải Âu – Á trong 70 năm qua, từ đó ngăn chặn những sự trỗi dậy quy mô lớn và chiến tranh giữa những cường quốc.
Trung Quốc đang thông qua sự trỗi dậy trên biển và những cách thức khác như Sáng kiến “Vành đai, Con đường” để thay thế trật tự hàng hải tự do, rộng mở và dựa trên luật pháp bằng một trật tự bị phụ thuộc,khép kín và theo thứ bậc. Nếu Trung Quốc thành công, thì Trung Quốc sẽ là trung tâm chính trị Á – Âu và trung tâm của thương mại toàn cầu, khiến những quốc gia khác phải phụ thuộc vào. Nếu tự do biển cả bị xoá bỏ thì thương mại hàng hảisẽ bị cản trở ở các vùng biển quốc tế và vùng biển quốc gia và phụ thuộc vào ý chí của Bắc Kinh.
Nếu tình huống này xảyra, Mỹ sẽ phải đối mặt với ba lựa chọn khó khăn: đi tới chiến tranh, phục tùng những mong muốn của Trung Quốc hoặc bị bỏ lại ở bên lề nền kinh tế và chính trị thế giới.
Do đó, việc bảo vệ tự do biển cả là mục tiêu quan trọng thiết yếu hàng đầu trong những cuộc đấu tranh định hình hướng đi và đích đến của trật tự thế giới trong thế kỷ này. Đây là cuộc chiến mà Mỹ không thể thua. Mỹ cần có sự đối trọng hiệu quả với Trung Quốc bằng việc tập trung chiến lược cùng với các đồng minh chống lại sự trỗi dậy trên biển của Trung Quốc.