Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Đương nhiên quốc gia gánh chịu hậu quả nặng nề nhất là Trung quốc. Không những thiệt hại lớn về kinh tế, Trung Quốc còn phải đối mặt với một sự lựa chọn khắt khe và khó chịu.
Trước tình thế này Bắc Kinh buộc phải mở rộng cửa theo yêu cầu của Mỹ. Ngược lại là đi một mình và khi ấy hi vọng chiến thắng sẽ chỉ là ảo tưởng.
Kể từ khi bắt đầu mở cửa, cải cáchđến nay, hơn bốn thập niên qua trung Quốc dã đạt được những thành tựu rất to lớn. Quy mô nền kinh tế của quốc gia này đã nhân lên khoảng 42 lần trong khoảng thời gian 1980 – 2017, từ 305 tỷ USD lên 12,7 nghìn tỷ USD. Như vậycon đường phát triển của Trung Quốc có vẻ như cứ thế mà thẳng tiến đến vị trí số Một thế giới.
Có thể nói Trung Quốc đã đạt được những con số phát triển về kinh tế, xã hội đáng kinh ngạc. Từ một quốc gia nghèo dựa vào nông nghiệp vào cuối Cách mạng Văn hóa, nước này đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn chỉ đứng sau Mỹ về một số mặt. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Trung Quốc thay đổi nhanh chóng với những mạng lưới đường bộ, đường sắt cao tốc, cảng và sân bay đồng bộ, hiện đại.
Hàng trăm triệu người dân Trung quốc đã thoát khỏi đói nghèo. Đây là con số cao nhất trên thế giới, cao nhất trong lịch sử loài người và chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy một thế hệ.
Đáng chú ý là, qua công tác quản lý nhà nước trong các ngành công nghiệp chủ chốt cùng với tự do hóa thị trường ở một mức độ nhất định trong các ngành khác đã khiến cho các nhà nghiên cứu quốc tế hình dung rằng đất nước này đã và đang khoác lên mình tấm áo lấp lánh hào quang của một siêu cường.
Tiếc rằng cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia đang gằm ghè nhau ngôi bá chủ thế giới đã khiến cho Trung Quốc đổ dốc khá nhanh. Có hai khả năng sẽ xảy ra, hoặc là buộc phải chấp nhận một trật tự thế giới do Mỹ thống trị, hoặc bước vào làn đường dành cho những chuyến xe có tốc độ chậm.
Trong cuộc đọ sức có thể dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh mới, Mỹ đã triệt để khai thác lợi thế của mình. Cuộc chiến thương mại như một cơn lốc khổng lồ đã phơi bày những điểm yếu chí tử của Trung Quốc. Xin nêu dẫn chứng cụ thể: Huawei là niềm hy vọng lớn của Trung Quốc về công nghệ cao, cùng với ZTE và một số công ty công nghệ thông tin khác đã bị Mỹ cho đo ván. Khi không có phần cứng, giấy phép hoạt động và phần mềm của Hoa Kỳ, các công ty này đã rơi vào thảm cảnh khó khăn.
Tính ra Trung Quốc đã chậm một nhịp, ít nhất 10 năm về mặt công nghệ và không thể phát triển các kỹ năng cần thiết để tồn tại trong hình thức hiện tại. Tuy rằng Trung Quốc đã liên kết với Nga nhưng cũng không thể giải quyết được vấn đề này. Bởi Nga-Trung đều không có các công nghệ tiên tiến để hỗ trợ lẫn nhau.
Trong ngành quốc phòng, công nghiệp ô tô, hàng không và nhiều lĩnh vực khác cũng xảy ra tình trạng đáng lo lắng. Mặc dù trong mấy chục năm cải cách, Trung Quốc đã nỗ lực với rất nhiều kế hoạch dài hạn, bài bản. Nhưng đó là những kế hoạch thiếu chiều sâu về kỹ năng kỹ thuật, bằng sáng chế và công nghệ cần thiết để sản xuất các sản phẩm cao cấp có thể cạnh tranh toàn cầu.
Ở đỉnh điểm của sự căng thẳng, Mỹ đưa ra các đòi hỏi của một bên có lợi thế chiến lược hơn hẳn. Mỹ muốn Trung Quốc chấm dứt trợ cấp nhà nước; chấm dứt việc làm hàng nhái và xóa bỏ các quy định buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển giao công nghệ. Không chỉ có vậy, Washington còn muốn tiếp cận thị trường nông sản Trung Quốc; muốn tiếp cận dữ liệu, để những gã khổng lồ công nghệ Mỹ có thể cạnh tranh mà không bị hạn chế, vì Mỹ thừa biết các đối thủ nội địa của Trung Quốc không thể thắng.
Trung Quốc tuyên bố cứng, nhắc Mỹ nên biết điều kẻo đến lúc nào đó “đừng có trách chúng tôi”. Nhưng quả thực Bắc Kinh đang như kiến bò miệng chén. Nếu buộc phải chấp nhận các điều khoản thương mại của Mỹ sẽ rất khó khăn. Chỉ khi Trung Quốc chịu trả tiền cho những đặc quyền của Mỹ thì họ mới có thể tiếp tục giữ vai trò là trung tâm sản xuất toàn cầu. Các công ty công nghệ cao như Huawei sẽ tiếp tục lớn mạnh, nhưng chìa khóa của công nghệ sẽ ở lại Mỹ, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về tài chính, thương mại,Trung Quốc có thể gửi theo những đoàn du khách dông đảo và đồng nhân dân tệ của mình ra nước ngoài để tìm đối tác. Nhưng lại chỉ có thể mua nguyên liệu thô nếu Mỹ đồng ý.
Khi buộc phải một mình một ngựaTrung Quốc sẽ vô cùng khó khăn vì không thể cạnh tranh được trong các lĩnh vực kinh tế mang lại sức mạnh toàn cầu. Do chỗ không thể bắt kịp được về mặt công nghệ nên Trung Quốc chỉ có thể cung cấp hàng hóa quốc phòng, ô tô, viễn thông và các sản phẩm cao cấp khác cho các quốc gia không có khả năng mua được những sản phẩm tốt nhất.
Khi buộc phải một mình một ngựa thì làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ dần dần chảy ra. Bấy giờ Trung Quốc sẽ tự đóng cửa với thế giới.