Tuesday, November 26, 2024
Trang chủĐàm luậnLý sự của kẻ cùn

Lý sự của kẻ cùn

Lý sự cùn của Trung Quốc đang thách thức cộng động quốc tế

 

 

Tàu Gem-Ver 1 được kéo về sau vụ va chạm tàu Trung Quốc ở Biển Đông tối 9.6

Hơn một tuần trôi qua, dư luận Philippines tiếp tục sôi sục về vụ Trung Quốc đâm chìmtàu cá Gemvir-1 của Philippines, tại khu vực thuộc bãi Cỏ Rong hôm 9-6 vừa qua.

Sau vụ va chạm với tàu Trung Quốc, 22 ngư dân Philippines phải nhảy xuống biển. Những ngư dân Philippines nói rằng: nếu không có tàu Việt Nam cứu hộ, chắc chắn, mạng sống của họ đã bị đe dọa vì tàu Trung Quốc, sau hành động dã man, đã bỏ mặc mạng sống của 22 ngư dân Philippines trên biển.

Trong thông cáo được phát đi ngày 12-6, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất hành vi “hèn nhát” của tàu cá Trung Quốc và những người đi trên tàu đó, vì đã bỏ mặc những ngư dân Philippines.

Đồng thời, ông Delfin Lorenzana cũng không quên cảm ơn các thủy đoàn của tàu Việt Nam đã cứu sống ngư dân của nước mình.

Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, thậm chí còn dùng những lời lẽ mạnh mẽ hơn khi cho rằng, hành động bỏ mặc các ngư dân Philippines của những người đi trên tàu Trung Quốc là “mọi rợ và vô cùng tàn nhẫn”.

Bình luận về hành động này, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr thì dùng cụm từ “thật đáng khinh bỉ và lên án”.

Trong khi đó, phía Trung Quốc ra sức thanh minh, thanh nga về vụ việc, cho rằng, vụ chìm tàu cá Philippines ở Biển Đông là “tai nạn thông thường”, đồng thời, la lối Manila đang âm mưu “chính trị hóa” sự việc.

Trung Quốc cũng lớn tiếng phủ nhận cáo buộc của phía Philippines về hành động “đâm tàu bỏ chạy” và đổ lỗi choPhilippines. Trong thông cáo được đưa ra tối ngày 14/6, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines đã la lối rằng tàu cá của họ đột nhiên bị “7-8 tàu cá Philippines bao vây”, khiến tàu Trung Quốc vô tình đâm tàu Philippines, nhưng lại không thể cứu ngư dân Philippines vì… sợ các tàu xung quanh (?).

Cả hai bên đều đang chao chát. Màn đấu khẩu chưa kết thúc.

Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế, nhất là các bên cùng có tuyên bố đòi hỏi lợi ích ở biển Đông, trong đó có Philippines, không lạ gì cách hành xử kiểu “cả vú lấp miệngem”, dối trá, đi ngược lại sự thật lịch sử của Trung Quốc lâu nay.

Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La đầu tháng 6/2019 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã tuyên bố: “Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác”.

Tuyên bố của ông Ngụy Phượng Hoàng thật đáng xấu hổ và không thể thuyết phục được ai.

Việt Nam- nơi vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc tháng 2/1979 đương nhiên phản đối Trung Quốc.

Các tướng lĩnh nước này, trong đó có Thiếu tướng Lê Kế Lâm, Chuẩn Đô Đốc Hải quân Việt Nam, nguyên Phó Tham Mưu Trưởng kiêm Trưởng Phòng Tác chiến Quân chủng Hải quân Việt Nam giai đoạn 1988, Đại úy Võ Minh Đức, nguyên sĩ quan lục quân thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam, nói: Trung Quốc từng xâm lược Việt Nam nhiều lần; phát biểu của ông Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc ‘lôm côm’, rất xấc xược và ngang ngược, coi thường luật pháp quốc tế và người dân Việt Nam.

Còn quốc tế bình luận sao về điều này ?

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu độc lập từ Singapore, mới đây, trong bài trả lời phỏng vấn đài RFA, phân tích: Ngụy Phượng Hòa đã nói dối một cách trắng trợn. Sự thật họ đã xâm lược Việt Nam năm 1979.

Năm 1974 thì họ chiếm Hoàng Sa là xâm lược. Năm 1988 họ giết 64 người lính hải quân Việt Nam và lấy đảo, đấy là xâm lược. Họ dẹp bỏ nhà nước Tây Tạng đi, đấy cũng là xâm lược. Chỉ cần nói như thế thì cũng đủ biết họ nói dối một cách trắng trợn.

Lẽ ra, TS Hà Hoàng Hợp cần phải kể thêm sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép Giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi giữa năm 2014. Khi đó, biện minh cho hành động ngang ngược của mình, Trung Quốc cũng la lối om sòm rằng: hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 là hoạt động dầu khí bình thường của một doanh nghiệp Trung Quốc ở khu vực phía nam đảo Trung Kiến của Tây Sa (đảo Tri Tôn của Hoàng Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời lu loa: phản ứng của Việt Nam đối với sự việc này là hành động là quấy nhiễu, khiến “Trung Quốc buộc phải tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh tại hiện trường, ngăn chặn, để duy trì trật tự sản xuất và tác nghiệp trên biển cũng như đảm bảo an toàn hàng hải”.

Còn nhớ khi đó, cộng động quốc tế đã thật bất bình và nực cười trước sự lu loa vô lối của Trung Quốc.

Trở lại với tuyên bố của người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Tại sao tại một hội nghị tầm cỡ quốc tế như Đối thoại Shangri-La 2019, Ngụy Phượng Hòa lại có thể đưa ra tuyên bố trái ngược lịch sử như vậy?

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng:Mục đích họ hàm ý: tôi nói dối đấy, các bạn biết tôi nói dối đấy nhưng các bạn chẳng làm gì được tôi.

Lý sự của kẻ cùn ! Nhưng chỉ có điều, cái lý sự cùn ấy lại đang thách thức tất cả các nước khác và cộng đồng quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới