Sunday, January 5, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaMột số phân tích phản ứng của Philippines sau vụ tàu cá...

Một số phân tích phản ứng của Philippines sau vụ tàu cá nước này bị tàu TQ đâm chìm ở Biển Đông

Cách mà Philippines phản ứng sau vụ một tàu cá nước này bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm gần bãi Cỏ Rong ở Biển Đông hôm 9/6, khiến 22 ngư dân suýt mất mạng, may mắn được tàu Việt Nam cứu vớt, đã cho thấy một vấn đề nội bộ của Philippines liên quan chính sách đối với Biển Đông và Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Philippines là chủ thể lên tiếng đầu tiên, bật đèn xanh cho dư luận về vụ việc

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana 12/6thông báo một tàu cá Trung Quốc đã đâm vào một tàu đang neo đậu của Philippines mang số hiệu F/B GIMVER 1 hôm 9/6 ở khu vực gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).Cú đâm của tàu cá Trung Quốc “khiến tàu Philippines bị chìm”, khi đó trên tàu có 22 thuyền viên. Tàu Trung Quốc đã “bỏ mặc 22 ngư dân” Philippines giữa biển, thay vì giải cứu họ. May mắn những ngư dân này sau đó được tàu Việt Nam cứu vớt an toàn. Động thái này cho thấy, trong nội bộ Philippines, Bộ Quốc phòng có một sự độc lập nhất định đối với chính quyền Tổng thống Duterte. Bộ Quốc phòng Philipines được biết đến với việc có những tiếng nói bất đồng với chính sách mềm mỏng trong vấn đề Biển Đông và thắt chặt quan hệ với Trung của Tổng thống Duterte hiện nay. Vì thế mà Bộ Quốc Phòng Philippines thường tiết lộ những thông tin về hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ Quốc phòng Philippines cũng hay có tuyên bố lên án Trung Quốc trong khi mức độ của Tổng thống, Bộ Ngoại giao Philippines lại nhẹ hơn.

“Chúng tôi lên án hành động của tàu cá Trung Quốc khi ngay lập tức rời khỏi hiện trường và bỏ mặc 22 ngư dân Philippines. Đây không phải là hành động của những người có trách nhiệm và thiện chí”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cũng gửi lời cảm ơn tới thuyền trưởng và thủy thủ đoàn của một tàu cá Việt Nam vì đã tới giải cứu các ngư dân Philippines gặp nạn. Ông Lorenzana cũng kêu gọi mở một cuộc điều tra về vụ va chạm, đồng thời khẳng định “các biện pháp ngoại giao” nên được tiến hành để ngăn chặn một vụ việc tương tự tái diễn. Lực lượng Vũ trang Philippines cho rằng hành động của tàu Trung Quốc không phải ngẫu nhiên và được xem là chiêu “đánh rồi chạy”. Bởi theo lẽ thường, tàu Trung Quốc nên dừng lại và cứu ngư dân Philippines chứ không phải “cố tình tắt đèn để tránh bị nhận dạng”. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, người phát ngôn Cảnh sát biển Philippines, Đại úy Arman Balilo, cho biết lúc xảy ra vụ va chạm, tàu Philippines đang đậu gần bãi Cỏ Rong.

Giới phân tích cho rằng Bộ Quốc phòng Philippines lên tiếng đầu tiên do đây là lực lượng vũ trang tuyến đầu của Philippines tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước này, việc ngư dân Philippines bị tấn công sẽ gây tác động lớn trong dư luận dân chúng Philippines. Vì vậy, nếu Bộ Quốc phòng im lặng hoặc phản ứng sau sẽ khiến người dân mất niềm tin hoặc dồn những chỉ trích cho phía Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, việc Bộ Quốc phòng Philippines quyết định công bố thông tin về vụ việc cũng sự bất đồng với chính sách hiện nay của Chính quyền Tổng thống Philippines Duterte. Vụ việc xảy ra chưa đầy 2 tháng sau chuyến thăm lần thứ tư của Tổng thống Philippines Duterte tới Trung Quốc.

Tiếp sau là phản ứng từ tòa án và giới nghiên cứu ở Philippines

Trong các vụ việc liên quan đến Trung Quốc ở Biển Đông, giới chức tòa án đứng đầu là Phó Chánh án Tòa án Tối cao của PhilippineAntonio Carpio, một trong những người đóng vai trò chính trong tư vấn chiến lược cho vụ kiện hồi tháng 7/2016 là những tiếng nói lên án mạnh mẽ nhất. Phó Chánh án Tòa án Tối cao của PhilippineAntonio Carpio hôm 12/6 chỉ trích “đây có thể gọi là vụ đâm chìm tàu đầu tiên đối với một tàu cá của Philippines gây ra bởi một tàu Trung Quốc trên Biển Đông”. Trong khi đó, chuyên gia luật hàng hải Jay Batongbacal nhận định “đã đủ lý do cho chính quyền Philippines cân nhắc nghiêm túc lại chính sách quan hệ hữu hảo ngả về Trung Quốc”. Giám đốc của Viện nghiên cứu hàng hải và luật biển của Đại học Philippines Jay Batongbacal cũng nhận định đây là vụ việc là vô tiền khoáng hậu. Ông cho rằng đây là chỉ dấu cho chính sách bành trướng ngày càng gia tăng trên Biển Đông của Trung Quốc.

Giới nghiên cứu tại Philippines thường xuyên lên án chính sách nhu nhược trước Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Duterte, họ cho răng ông Duterte đang đánh đổi những lợi ích quốc gia, trong đó có cả chủ quyền Philippines và mạng sống của người dân để đối lấy những lợi ích kinh tế viển vông và sự ủng hộ của Bắc Kinh cho chính sách điều hành đất nước, chống tội phạm ma túy gây tranh cãi của vị tổng thống này. Giới nghiên cứu tại Philippines là chủ thể có phản ứng thứ hai sau Bộ Quốc phòng vì đây là lực lượng dư luận độc lập, thường sẽ phản ứng sau khi có thông tin được các phương tiện truyền thông đại chúng công bố hoặc được tiết lộ.

Phản ứng muộn của Phủ Tổng thống và Bộ Ngoại giao Philippines

Bốn ngày sau vụ việc và gần hai ngày sau tuyên bố của Bộ Quốc phòng, Văn phòng Tổng thống Philippines mới chịu lên tiếng. Phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Philippines Salvador Panelo chiều ngày 13/6 tuyên bố Manila có thể chấm dứt quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh nếu xác định vụ “va chạm” tàu ở Biển Đông mới đây là do Trung Quốc cố ý gây ra. Ông Panelo lưu ý rằng vụ “va chạm” với tàu cá Trung Quốc gần bãi Cỏ Rong ở Biển Đông, hậu quả là tàu cá Philippines với 22 ngư dân chìm hôm 9.6, có thể bị xem là hành động “tấn công” nếu được chứng minh là cố ý, theo tờ Philippine Daily Inquirer. “Chúng tôi sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao”, ông Panelo tuyên bố. Theo Ngoại trưởng Philippines Teddy Boy Locsin, chính phủ nước này đã gửi công hàm phản đối với Trung Quốc về vụ việc trên. Trung Quốc chưa có phản ứng về động thái của Philippines.

Phản ứng muộn của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Philippines cho thấy những đặc trưng về sự mềm mỏng, nhân nhượng có phần nhu nhược trước chính sách và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông của Chính quyền Tổng thống Duterte khi muốn gác tranh chấp để thúc đẩy quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Chính phủ, Bộ Ngoại giao Philippines buộc phải phản ứng và có vẻ mạnh hơn Bộ Quốc phòng do chịu sức ép từ dư luận người dân. Trước đấy, nhiều cuộc biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc đã diễn ra ở Philippines, thậm chí người dân còn đòi lật đổ chính phủ của Tổng thống Duterte.

TQ vẫn phản ứng ngang ngược về vụ việc

Trong khi đó, hãng tin AFP của Pháp dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 13/6cho biết chuyện tàu chìm chỉ là tai nạn hàng hải thông thườngvà chỉ trích Philippines vô trách nhiệm khi “chính trị hóa vụ việc mà không có chứng cứ”.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho biết thêm Bắc Kinh đang tiếp tục điều tra và nếu các thông tin xung quanh vụ việc được làm rõ, “hành vi (đâm chìm tàu cá) này cần phải được lên án, bất kể kẻ gây ra nó là người nước nào”. Giới học giả tại Trung Quốc thì cho rằng vụ tại nạn dù do tàu cá Trung Quốc gây ra là bình thường vì cũng chỉ là vụ việc “dân sự” không liên quan đến trách nhiệm của chính phủ.

RELATED ARTICLES

Tin mới